Phương pháp dòng tiền chiết khấu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 75 - 76)

Phương pháp dịng tiền chiết khấu tính tốn trên cơ sở ước tính giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu tất cả các khoản thu, chi của dòng tiền phát sinh dự kiến trong tương lai về thời điểm hiện tại, có tính đến yếu tố lạm phát và không ổn định của thu nhập. Phương pháp này được các tổ chức sử dụng định giá ngân hàng để làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tiễn phương pháp này khá phức tạp vì địi hỏi khả năng phân tích, dự đốn tốt tình hình kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.

Một số nhược điểm của phương pháp dòng tiền chiết khấu:

+ Khó dự báo chính xác các yếu tố dòng tiền trong tương lai mà việc định giá chỉ dựa trên cơ sở ước lượng, sự đánh giá gần chính xác, trong một số trường hợp là phỏng đốn và mang tính chất gần đúng.

+ Khó khăn trong việc định giá lợi thế kinh doanh: Xác định giá trị ngân hàng ngoài các yếu tố hiện hữu để tính dịng tiền cịn có yếu tố về lợi thế kinh doanh của ngân hàng đó như vị trí địa lý, mặt bằng giao dịch, giá trị thương hiệu và tiềm năng phát triển. Việc xác định lợi thế cạnh tranh rất quan trọng thông qua các yếu tố trên, trong đó đặc biệt là thương hiệu của ngân hàng để xác định giá trị thương hiệu là bao nhiêu trong tổng giá trị tài sản ngân hàng là khơng hề đơn giản. Trong khi đó, phương pháp dịng tiền chiết khấu khi tính giá trị NHTM thì chưa thể hiện được các yếu tố lợi thế cạnh tranh.

Vì vậy, mơ hình chiết khấu dịng tiền không hề dễ dàng để thực hiện trong bối cảnh thực tế do có nhiều phức tạp với các giả định của nó. Việc tìm kiếm các phương pháp bổ trợ để xác định giá trị ngân hàng kết hợp với phương pháp này là rất cần thiết. Các phương pháp bổ trợ sẽ giúp các bên tham gia có một cái nhìn tồn diện hơn về giá trị của doanh nghiệp.

- Phương pháp so sánh thị trường

Phương pháp này ước tính giá trị ngân hàng dựa vào thị trường thông qua sử dụng các tỷ số như P/E bình quân, tỷ số giá/ doanh thu bình qn... của các ngân hàng có những đặc điểm tương tự được sử dụng cho mục đích so sánh. Ngồi ra, cịn có các chỉ số khác như thị giá/ thư giá (P/B), thị giá so với dòng tiền, thị giá so với cổ tức, thị giá so với giá trị thay thế cũng được sử dụng để so sánh giá trị của ngân hàng muốn định giá.

Nhược điểm của phương pháp này là các chỉ só có thể bị lạm dụng q mức nên đơi khi sử dụng sai mục đích. Các chỉ số hoạt động của ngân hàng dùng để so sánh với nhau có thể khơng chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá khơng chuẩn xác, có sự thay đổi của thị trường nên có thể xác định giá quá cao hoặc quá thấp. So với phương pháp chiết khấu dòng tiền, việc định giá dựa vào tốc độ tăng trưởng và đánh giá dòng tiền trong tương lai của một ngân hàng nên có thể hạn chế sự thiếu chính xác so với phương pháp so sánh thị trường.

Khi định giá ngân hàng thường có hai luồng xu hướng trái ngược nhau là, bên bán luôn luôn muốn bán ngân hàng mình với giá cao, ngược lại bên mua thì muốn mua ngân hàng với giá rẻ nhất có thể. Vì vậy, việc xác định giá trị ngân hàng để thuận mua vừa bán là việc rất khó khăn và cần có sự đánh giá tồn diện từ ngân hàng mục tiêu để có thể thực hiện giao dịch với giá hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)