ngân hàng trong tương lai.
Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trong các năm qua, với mức tăng GDP bình quân trên 6%/năm. Năm 2010, tình hình thế giới có những khó khăn như giá dầu tăng cao, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha… Bước sang năm 2011, tình hình tình hình khủng hoảng nợ cơng thế giới tiếp tục lan rộng hơn tại các nước Châu Âu và tìm ẩn nhiều rủi ro khủng hoảng nợ mới đã làm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ này. Tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như tình hình lạm phát tăng cao trên hai con số, thị trường tài chính có những biến động khó lường như lãi suất thay đổi với biên độ lớn và ở mức khá cao, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, dẫn đến đôi lúc các ngân hàng nhỏ chạy đua để đẩy lãi suất huy động tăng bất thường nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời… Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định mức lãi suất huy động không vượt quá 14% một cách quyết liệt thì tình trạng chạy đua lãi suất huy động mới thực sự dừng lại. Tuy nhiên, theo đó tình hình thanh khoản một số ngân hàng nhỏ trở nên trầm trọng hơn do có sự dịch chuyển dịng tiền gửi của khách hàng từ ngân hàng nhỏ sang ngân hàng lớn; Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng cao trước những khó của nền kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng… để lại những thách thức rất lớn đối với hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Trước nhu cầu phát triển ngày một nhanh và mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam hiện nay, việc phát triển – tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng trong thời gian tới là rất cấp thiết, nền kinh tế khơng những cần có một hệ thống ngân hàng
đủ lớn, mạnh mẽ để phục vụ phát triển mà còn phải hướng đến những tiêu chí phát triển an tồn, bền vững.