Thực hiện cam kết của các bên:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 78 - 80)

Thực hiện các cam kết là nhiệm vụ hết sức quan trọng của các bên tham gia để giúp thương vụ có thể thành cơng hay thất bại. Vì vậy, trong cuộc đàm phán ký kết hợp đồng cần đề cập rõ vấn đề này vào trong bản hợp đồng và có những quy định rõ ràng buộc các bên nếu không thực hiện đúng cam kết, tránh trường hợp sau khi thương vụ được ký kết các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong khi các điều kiện quy định thì bỏ ngỏ khơng mang tính ràng buộc các bên hợp tác.

Trong nhiều trường hợp, các thương vụ M&A ngân hàng trước lúc diễn ra thương lượng ký kết hợp đồng, các bên tham gia rất thiện chí và hợp tác tồn diện, nhưng sau khi hợp đồng đã được ký kết, vì một lý do nào đó một trong các bên khơng thực hiện đúng cam kết ban đầu dẫn đến cuộc thương vụ M&A chỉ đơn thuần là một sự đầu tư cổ phiếu thông thường, không tạo ra giá trị mới và không đạt được kỳ vọng như mục đích ban đầu của thương vụ đặt ra.

Thực tế, các thương vụ M&A ngân hàng trong thời gian qua rất nhiều, tuy nhiên việc thực hiện đầy đủ các cam kết để tạo sự thành cơng cho thương vụ thì chưa thấy rõ ràng và thuyết phục các cổ đông.

Biểu đồ 3.3: Các bước chính thực hiện một thương vụ M&A ngân hàng

Kết quả khảo sát “Các bước chính thực hiện một thương vụ M&A” cho thấy, hầu hết nhận định của nhóm khảo sát đều cho rằng hai bước “xác định ngân hàng mục tiêu” và “định giá ngân hàng mục tiêu” có mức đánh giá từ “khá quan trọng” đến “rất quan trọng” chiếm tỷ lệ rất cao; Hai bước còn lại là “Khảo sát ngân hàng mục tiêu” và “Đàm phán và ký kết hợp đồng” được đánh giá chủ yếu ở mức “quan trọng” và “khá quan trọng”; Các nhận định cho rằng “ít quan trọng” hầu như chiếm tỷ lệ rất thấp. Với kết quả này, cho thấy việc triển khai thực hiện các bước trên trong một thương vụ M&A ngân hàng là rất quan trọng và cần làm tốt các bước này để có được một thương vụ M&A thành cơng.

Tính tốn giá trị trung bình của khảo sát để xác định bước quan trọng nhất cho ta kết quả rằng5, trong 4 bước nêu trên thì bước “Xác định ngân hàng mục tiêu” có giá trị trung bình cao nhất; bước “Đàm phán và ký kết hợp đồng” có giá trị thấp nhất. Cho thấy, bước “Xác định ngân hàng mục tiêu” có vai trị quan trọng nhất trong 4 bước thực hiện một thương vụ M&A. Với kết quả này, cho ta đánh giá mức độ quan trọng trong việc tập trung nguồn lực thích hợp để làm tốt các bước đối với một thương vụ M&A ngân hàng.

3.3.2. Hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ M&A ngân hàng 3.3.2.1. Xác định động cơ M&A ngân hàng 3.3.2.1. Xác định động cơ M&A ngân hàng

Động cơ thúc đẩy các ngân hàng thực hiện M&A xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược phát triển của ngân hàng để đạt được các mục đích về thâm nhập thị trường, giảm chi phí gia nhập thị trường, giảm đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm… hay các động cơ khác bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện M&A nếu muốn tiếp tục tồn tại hoạt động trước các quy định của NHNN. Các động cơ tương ứng với từng mục tiêu M&A ngân hàng:

                                                            5 Phụ lục 6  5 Phụ lục 6 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)