Quy mô vốn của ngân hàng Việt Nam khá nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 45 - 48)

- Về thực trạng hiện tại:

2.4.2. Quy mô vốn của ngân hàng Việt Nam khá nhỏ.

Quy mơ vốn của các ngân hàng có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Theo đó, hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào vốn tự có của ngân hàng đó, cũng qua quy mơ vốn này cho thấy khả năng đáp ứng các điều kiện phát triển sản phẩm, dịch vụ, tỷ lệ đầu tư, cho vay, phát triển mở rộng mạng lưới… tương xứng với quy mô vốn có được. Đồng thời, quy mơ vốn là một trong những điều kiện tiên quyết mà các ngân hàng cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật cũng những các chuẩn mực an toàn hoạt động, quản trị rủi ro theo chuẩn mực chung của quốc tế như hệ số an toàn vốn CAR, tỷ lệ cho vay trên vốn tự có, tỷ lệ dự trữ...

Bảng 2.4: Quy mô vốn của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực Đơn vị: Triệu USD

Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn

INDONESIA MALAYSIA

Bank Mandiri 2.122 Maybank 4,102

Bank BNI 1.499 Public bank (PBB) 2,382

Bank central Asia 1.304 Commerce Asset -Holding 1,695 Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1,476 Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1,179

Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1,128

VIETNAM THAILAND

Vietinbank 778 Bangkok Bank 3,178

BIDV 737 Siam Commercial Bank 2,189

Vietcombank 678 Kasikornbank 1,996

Agribank 1062 Krung Thai Bank 1,837

Eximbank 541 Siam City Bank 853

ACB 401 Thai Military Bank 802

Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771

PHILIPINES SINGAPORE

Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9,623 Metropolitan Bank Et Trust

Company 704 United overseas Bank 6,297

Equitable PCI Bank 464

Oversea - Chinese

Banking Corporation 5,589

Nguồn: www.thebanker.com/top1000 và tổng hợp từ các ngân hàng.

So sánh với các ngân hàng trong khu vực thì quy mơ vốn của các NHTM Việt Nam cịn q nhỏ. Tính đến thời điểm cuối năm 2010, 5 NHTM có số vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 25 ngân hàng có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng (tương đương gần 160 triệu USD), số còn lại thấp

nhất là 1.000 tỷ đồng (tương đương hơn 50 triệu USD) tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đến ngày 31/12/2011.

Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất tại Việt Nam như Agribank, Vietinbank, BIDV hay Vietcombank vẫn còn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philipines hơn 900 triệu USD. Mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn 1000 triệu USD.

Như vậy, số lượng các ngân hàng Việt Nam khá nhiều, tuy nhiên quy mô vốn lại rất nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipines hay Indonesia. Không thể nói ngân hàng nhỏ là ngân hàng yếu kém bởi lẻ một số nền kinh tế lớn như Mỹ có tới 6.413 ngân hàng, Pháp có 987 ngân hàng, Ý có 787 ngân hàng, Đài Loan có 100 ngân hàng. Các ngân hàng này phục vụ cho một cộng đồng, lĩnh vực nhất định với những giá trị cốt lõi riêng, rõ ràng. Tuy nhiên, đối với thực tế hệ thống ngân hàng của Việt Nam cho thấy, số lượng ngân hàng tương đối nhiều nhưng hoạt động cầm chừng, sản phẩm dịch vụ ít, quy mơ vốn nhỏ, chất lượng tài sản thấp, khó khăn trong thanh khoản, yếu trong quản trị rủi ro… là một vấn đề hết sức cần quan tâm. Vì vậy, khả năng đáp ứng của ngân hàng đối với sự phát triển nền kinh tế sẽ gặp những khó khăn nhất định, một khi quy mơ vốn hoạt động đủ lớn thì mới có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khả năng tài trợ vốn cho nền kinh tế; đồng thời cũng cho thấy được khả năng chống chọi khi có bất ổn xảy ra đối với tính an tồn hệ thống và sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Đây là một trong những thách thức mà các NHTM cần phải quan tâm, việc nghĩ đến kế hoạch sáp nhập, hợp nhất là một trong những giải pháp để các ngân hàng có thể lớn mạnh hơn và phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)