Kế hoạch chiến lược phát triển:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 59 - 61)

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật làm khung pháp lý rõ ràng, vững chắc để hỗ trợ đầy đủ hoạt động mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

+ Phát triển quy mơ, năng lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu thị trường và theo chuẩn mực quốc tế.

+ Nâng cao vai trị cơng tác giám sát, quản lý hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nói chung và các NHTM nói riêng, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả.

+ Hướng hoạt động của các NHTM đến hội nhập nền tài chính ngân hàng khu vực và thế giới, xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.

3.1.2. Xu hướng hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian tới.

Hệ thống ngân hàng của nước ta hiện nay đã và đang hội nhập sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng trên thế giới, các hoạt động ngân hàng liên tục được hiện đại hóa nhằm từng bước phù hợp với các chuẩn mực phát triển của quốc tế. Xu hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam sắp đến sẽ có những chuyển biến tích cực để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Biểu đồ 3.1: Xu hướng M&A ngân hàng trong thời gian tới

(Nguồn: Khảo sát và tính tốn của tác giả)

Kết quả khảo sát từ 120 người là những chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tư vấn hoạt động M&A cho thấy, có đến 75% người khảo sát đánh giá cho rằng “Xu hướng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt

Nam trong thời gian tới” sẽ diễn ra mạnh mẽ, 9,2% cho rằng rất mạnh mẽ, trong khi đó trả lời bình thường hoặc khơng mạnh mẽ chiếm tỷ lệ rất thấp. Với nhận định này cho thấy xu hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong tới sẽ mạnh mẽ trước những yêu cầu tái cấu trúc và phát triển của hệ thống NHTM tại Việt Nam.

3.1.2.1. Đối tượng ngân hàng quan tâm đến M&A trong thời gian tới: - Trong giai đoạn ngắn hạn: - Trong giai đoạn ngắn hạn:

+ Các ngân hàng hoạt động yếu kém, nợ xấu tăng cao trên 5%; hệ số an toàn vốn tối thiểu thấp dưới 8%; thường xuyên khó khăn trong thanh khoản và tiềm ẩn nhiều khả năng mất thanh khoản khi có biến động lớn trên thị trường tài chính ngân hàng thực hiện M&A với các ngân hàng mạnh.

+ Các ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu pháp định về hoạt động ngân hàng buộc phải M&A nếu muốn tiếp tục hoạt động.

+ Các ngân hàng muốn tái cấu trúc, kiện toàn hệ thống hoạt động sau thời gian phát triển “nóng” của mình để điều chỉnh và thích nghi trước những biến động của thị trường tài chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)