ngoài:
Các ngân hàng trong nước kết hợp M&A với ngân hàng nước ngoài; Các NHTM kết hợp M&A với các Tập đồn tài chính đa quốc gia.
+ Thuận lợi: Các kết hợp M&A giữa các đối tượng này thời gian qua diễn
ra khá mạnh mẽ tại Việt Nam như Techcombank – HSBC; ACB – Standard Chartered; AnBinh Bank – MayBank; Vietinbank – IFC… Xu hướng này trong thời gian tới tiếp tục phát triển và sẽ mở rộng về quy mơ lẫn tính chuyên môn
nghiệp vụ ngân hàng trong các thương vụ M&A. Trong đó, một hình thức M&A mà các ngân hàng trong nước sẽ lựa chọn nhiều là chọn lựa cổ đơng chiến lược nước ngồi để có thể hợp tác lâu dài trong phát triển sản phẩm; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ ngân hàng hiện đại; kinh nghiệm điều hành, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro.
+ Khó khăn: Vấn đề luật pháp, ngơn ngữ, văn hóa doanh nghiệp của các bên tham gia M&A sẽ là một trong những trở ngại nhất định; Các chính sách vĩ mơ trong phát triển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và chiến lược đầu tư của các ngân hàng nước ngoài cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm của các đối tượng tham gia M&A.
3.2. Nhóm giải pháp vĩ mơ hồn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập trong
lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam:
3.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động M&A ngân hàng. - Sự cần thiết hoàn thiện hàng lang pháp lý. - Sự cần thiết hoàn thiện hàng lang pháp lý.
Để thúc đẩy hoạt động M&A ngành ngân hàng diễn ra thuận lợi, kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực thì việc hồn thiện hành lang pháp lý là rất cần thiết. Theo đó, khi có hành lang pháp lý rõ ràng, sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên mua, bên bán cũng như các vấn đề hậu M&A.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể, đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế là rất cần thiết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A diễn ra suông sẽ và thành công.