Mục tiêu: Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 80 - 81)

Một trong những mục tiêu hướng đến của các thương vụ M&A là để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể là:

+ Sàn lọc, tinh giảm nhân sự: Sau khi M&A, ngân hàng thường có xu

hướng giảm nhân sự làm việc khơng hiệu quả, dư thừa. Các ngân hàng sau khi sáp nhập lại sẽ làm giảm nhiều công việc gián tiếp, ví dụ các bộ phận xây dựng quy chế hoạt động, trung tâm chăm sóc khách hàng, bộ phần marketing truyền thơng… Việc giảm thiểu vị trí cơng việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp tốt để các ngân hàng điều chỉnh nhân sự hoặc sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả.

Một ví dụ điển hình6, vào tháng 4/1992, Bank America sáp nhập với Security Pacific và trở thành ngân hàng lớn hai nước Mỹ với tổng tài sản gần 200 tỷ USD. Sau khi các chuyên gia nhận định ngân hàng đóng cửa 500 chi nhánh và theo đó tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD. Một thương vụ khác là ngân hàng                                                             

Chemical Bank – Manufacturers Hanover sau sáp nhập đã sa thải hơn 6000 nhân viên do loại bỏ được sự chồng chéo trong hoạt động văn phòng và trong hoạt động của các chi nhánh.

+ Đạt được hiệu quả nhờ vào quy mơ: Ngân hàng lớn sẽ có những lợi thế

lớn trong huy động vốn, sản phẩm dịch vụ, thanh tốn trực tuyến… do đó sẽ tạo dựng được những lợi thế trong kinh doanh, đồng thời giảm chi phí giao dịch nhờ quy mô lớn, tiết kiệm được các chi phí sử dụng chung mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

+ Đầu tư, trang bị công nghệ mới: Khi các ngân hàng thực hiện thương vụ

M&A, tiềm lực tài chính sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, do đó có điều kiện để đầu tư, trang bị cơng nghệ mới, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, giúp sự vận hành của ngân hàng nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí các giao dịch, tạo lợi thế cạnh tranh mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Để đầu tư, trang bị công nghệ mới cho ngân hàng sau M&A cần phải xác định những lĩnh vực công nghệ trọng yếu, tạo được sự khác biệt vượt trội, có tính chất quyết định thành cơng khi đầu tư. Đồng thời, mạnh dạng loại bỏ những công nghệ vận hành cũ kỹ, kém hiệu quả của một trong các bên trước khi thực hiện M&A.

Một vấn đề khác cũng cần lưu ý và tính tốn kỹ lưỡng trước khi quyết định mở rộng quy mô, đầu tư cơng nghệ là tác dụng hai chiều của nó. Việc mở rộng hoạt động vừa là một lợi thế trong kinh doanh cũng vừa là một thách thức lớn mà NH sau M&A phải đối mặt. Các nguồn lực mới sẽ tạo ra một lợi thế mới tăng thêm nhờ quy mơ lớn hơn, tiết kiệm chi phí trùng lặp tốt hơn. Tuy nhiên, kèm theo đó có thể nảy sinh những nhu cầu nâng cấp, duy trì để hỗ trợ cho quy mô mới. Mặc dù về lâu dài nó có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao nhưng lại làm phát sinh các chi phí trong ngắn hạn, vì vậy, cần được tính tốn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)