- Lựa chọn thời điểm và tận dụng tốt các thời cơ để lên kế hoạch, chiến lược thực hiện một thương vụ M&A.
2 Phụ lục: Một số thành tựu đạt được của ACB
Trên cơ sở xác định quan hệ chiến lược lâu dài, Vietcombank và MB sẽ hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực ngân hàng như tín dụng, tư vấn, đào tạo, các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế - một thế mạnh của Vietcombank; Hỗ trợ, khai thác mạng lưới máy ATM và các dịch vụ thẻ ngân hàng khác giữ hai ngân hàng.
ACB – Vietbank:
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín (Vietbank) từ khi ngân hàng Vietbank đi vào hoạt động vào năm 2007. Theo đó, ACB cam kết hỗ trợ VietBank mọi mặt về hoạch định chiến lược, phát triển sản phẩm và kinh doanh, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực, quản trị điều hành… Các nhân tố này là điều kiện bảo đảm để VietBank có thể đẩy mạnh đầu tư tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng lõi core banking... để cho ra đời các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại, đa dạng và mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng.
Thương hiệu VietBank đang từng bước được khẳng định thông qua các sản phẩm dịch vụ phong phú và chính sách linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu dịch vụ tài chính ngày càng đa dạng của khách hàng trên cả nước. Đến nay vốn điều lệ của VietBank đạt 3.000 tỷ đồng; tổng số nhân viên hơn 1.500 người và 90 điểm giao dịch trên toàn quốc. VietBank đã tập trung nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa ra các sản phẩm, chương trình phù hợp cho từng nhóm khách hàng riêng biệt và được đánh giá cao.
LienVietBank – VnPost: một thương vụ đặc biệt:
Ngày 29/7/2011, sau khi hồn tất kế hoạch sáp nhập với Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện (VnPost) mà các bên đã khởi động từ năm 2009, Ngân hàng TMCP Liên Việt đã có tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Theo đó, Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện (hoạt động từ 1999, thuộc Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam) gia nhập Ngân hàng Liên Việt với số vốn góp 997 tỷ đồng. Số vốn nói trên tương đương 14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị của chính Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện, phần cịn lại sẽ được Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam góp nhiều lần bằng tiền mặt.
Với thương vụ này, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 5.650 tỷ đồng lên 6.010 tỷ đồng sau khi sáp nhập. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng được sử dụng 13.000 điểm giao dịch của Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện trên tồn quốc, kể cả tại những xã vùng sâu, vùng xa nhất Việt Nam và cùng với Agribank trở thành NHTM cổ phần có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước. Đổi lại, ngân hàng sẽ phải xử lý khoản lỗ 145 tỷ đồng do Công ty Tiết kiệm Bưu điện để lại.
Đây là thương vụ M&A đặc biệt đầu tiên trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam khi một Tập đoàn Nhà nước (VNPT thơng qua VnPost) góp vốn vào một Ngân hàng TMCP bằng cả tiền và giá trị của cả một công ty. Với thương vụ này, Ngân hàng Liên Việt kế thừa và hưởng lợi rất lớn từ mạng lưới hoạt động rộng khắp và lợi thế sẵn có của VnPost. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, cuộc “se duyên” giữa Bưu Điện và Ngân hàng Liên Việt đã giúp cho Ngân hàng này có bước tiến dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Mơ hình “Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt” được đánh giá là “sự cộng sinh, cộng lực và cộng hưởng”, đưa LienVietBank lên một tầm cao mới về mạng lưới và dịch vụ.
Việc phát triển mạng lưới của LienVietBank cũng sẽ đỡ tốn kém và thuận lợi hơn rất nhiều. Thương hiệu VnPost lâu nay được nhiều người dân biết đến, đặc biệt là ở miền núi phía Bắc, các vùng nông thôn Đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Miền Trung. Với chính sách lãi suất và chăm sóc khách hàng tốt, chắc chắn LienVietBank sẽ thu hút được lượng khách hàng đông đảo, kể cả những khách hàng trước đây đã rời bỏ Tiết kiệm Bưu điện chỉ vì lí do lãi suất thiếu hấp dẫn và dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện còn tương đối nghèo nàn.
2.2. Thành tựu đạt được, những tồn tại và nguyên nhân:
2.2.1. Các đặc trưng và thành tựu đạt được của các thương vụ M&A:
+ Thương vụ M&A thể hiện chiến lược đầu tư mở rộng của các ngân hàng trong nước theo hướng đa dạng hóa hoạt động.
+ Hệ thống ngân hàng còn nhiều ngân hàng nhỏ, yếu (do điều kiện thành lập lập tương đối dễ dàng trước kia) nên cần có những thương vụ M&A để các ngân hàng tự nâng cấp, hoàn thiện hoạt động của chính mình.
+ Các ngân hàng sáp nhập, thâu tóm sẽ chi phối hoạt động ngân hàng bị sáp nhập, bị nắm giữ cổ phần.
+ Thương vụ M&A thể hiện sự liên kết, hợp tác để khai thác những lợi thế riêng theo hướng đôi bên cùng có lợi như cơ sở hạ tầng, mạng lưới hoạt động, thương hiệu, bán sản phẩm của nhau, sản phẩm liên kết, khai thác hệ thống khách hàng, máy ATM, máy POS...
+ Sau các thương vụ M&A, các ngân hàng đã tạo dựng hình ảnh mới, tạo thế hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động để phát triển bền vững.
+ Thông qua hoạt động M&A, các ngân hàng đã nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra động lực lớn để phát triển, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh mạnh mẽ.
+ Tăng quy mơ hoạt động, năng lực tài chính, vốn điều lệ; Thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong đó có kênh thị trường chứng khốn; Nâng cao năng lực quản lý; Tiếp cận được các công nghệ hiện đại trên thế giới để vận dụng vào các ngân hàng trong nước.
2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân:
+ Hành lang pháp lý chưa đầy đủ, các quy định liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng mang tính chung mà chưa có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để thật sự hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra một cách thuận lợi. Các vấn đề liên quan như tập trung kinh tế liên quan đến hoạt động M&A ngân hàng; vốn góp trên thị trường, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong thương vụ M&A.
+ Thị trường tư vấn M&A chưa được phát triển mạnh mẽ để hỗ trợ các thương vụ M&A ngân hàng diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Dẫn đến tính chuyên nghiệp của các bên tham gia trong thực hiện thương vụ M&A chưa cao. Điều đó được thể hiện qua số lượng Công ty tư vấn M&A chưa nhiều, đặc biệt là đội ngũ Công ty tư vấn trong nước chưa mạnh mẽ và chưa phát triển đồng điều mà việc tư vấn thực hiện các thương vụ M&A lớn chủ yếu là các Cơng ty tư vấn nước ngồi, Cơng ty đa quốc gia.
+ Quy mô của các thương vụ M&A chưa lớn và chưa có nhiều thương vụ M&A ngân hàng mang tính xuyên quốc gia mà chủ yếu là một số ngân hàng lớn đầu tư, sở hữu cổ phần chéo giữa các NHTM với nhau.
+ Một số thương vụ M&A chỉ đơn thuần mua cổ phần, góp vốn đầu tư, khơng thấy được ảnh hưởng đáng kể đến các bên tham gia M&A, không thấy được vai trị của cổ đơng chiến lược là ngân hàng; hoặc chưa thấy rõ sự hợp tác, cộng hưởng mạnh mẽ giữa các ngân hàng thực hiện M&A. Nguyên nhân của vấn đề này có thể xuất phát từ tâm lý đầu tư dàn trải, chưa có chọn lọc và xác định mục tiêu rõ ràng, đúng đối tượng ngân hàng mục tiêu của thương vụ M&A.
+ Chưa có những thương vụ M&A giữa các ngân hàng nhỏ với nhau để tái cấu trúc hoạt động giữa các ngân hàng này nhằm nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường để có thể tạo dựng một ngân hàng mới “khỏe mạnh” hơn trước. Nguyên nhân có thể là các ngân hàng nhỏ chưa đủ nguồn lực và cịn e ngại trước những khó khăn trong việc M&A giữa các ngân hàng nhỏ, yếu kém do nguồn lực chưa đủ sức mạnh để kết hợp vựt dậy; hoặc chưa đánh giá đúng mức các lợi thế riêng của mình trước áp lực thành cơng của thương vụ M&A. Mặt khác, các ngân hàng nhỏ cũng rất muốn tìm một ngân hàng đối tác chiến lược đủ tiềm lực để tạo đòn bẩy giúp ngân hàng nhỏ phát triển phát triển tốt hơn.
+ Chưa có thương vụ ngân hàng nào đứng ra “mua đứt” một ngân hàng khác để tái cấu trúc toàn diện hoạt động của ngân hàng bị mua lại, hình thành một ngân hàng mới hoạt động hiệu quả hơn. Nguyên nhân là chưa có nhiều ngân hàng mặn mà với việc mua dứt ngân hàng khác vì tâm lý chung của các ngân hàng mục tiêu không muốn bị mua đứt bởi một NH khác; các quyền lợi của ngân hàng bị mua đứt bị lệ thuộc và bị chia sẽ bởi ngân hàng mua lại; hoặc khó giải quyết thỏa đáng lợi ích cục bộ của các bên. Mặt khác, ngân hàng đứng ra mua lại chưa hội tụ đủ là một ngân hàng mạnh mẽ, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong hoạt động M&A; cũng như các công cụ hỗ trợ M&A trên thị trường chưa đầy đủ và phát triển mạnh mẽ.
2.3. Những thuận lợi đối với hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian tới - Về chính sách vĩ mơ: - Về chính sách vĩ mơ:
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong suốt thập niên qua, thị trường tài chính Việt Nam mới phát triển, có rất nhiều tiềm năng, được các nhà đầu tư đánh giá rất cao và là một trong những điểm hướng đến của các nhà đầu tư trong tương lai, trong đó đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng – một trong những lĩnh vực huyết mạnh của nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Chính phủ khơng ngừng hồn hiện các chính sách vĩ mô, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Lĩnh vực tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực tiên phong cần chú trọng hoàn thiện các tiêu chuẩn hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, để xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại, giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.