hợp nhất mua lại ngân hàng buộc phải M&A.
+ Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ và chia sẻ lỗ cho các tổ chức tín dụng đứng ra nhận mua lại các ngân hàng buộc phải M&A.
+ Các chính sách hỗ trợ khác từ Chính phủ như hỗ trợ vốn ưu đãi khi cần thiết, giảm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp… đối với các NH đứng ra thực hiện M&A.
+ Quy định về các điều kiện vốn, quy mô hoạt động, năng lực điều hành kinh doanh đối với các ngân hàng đứng ra thâu tóm, mua lại các NH buộc phải M&A.
3.3. Nhóm giải pháp vi mơ hỗ trợ hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh
vực ngân hàng tại Việt Nam:
3.3.1. Hoàn thiện các bước cơ bản trong thương vụ M&A ngân hàng 3.3.1.1. Xác định ngân hàng mục tiêu 3.3.1.1. Xác định ngân hàng mục tiêu
Việc xác định ngân hàng mục tiêu giúp các bên tham gia xác định đối tượng ngân hàng đáp ứng các tiêu chí cần lựa chọn và phù hợp với chiến lược thương vụ M&A. Lựa chọn ngân hàng mục tiêu nhằm để đạt được mục đích nào: mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tận dụng cơng nghệ, lợi thế cạnh tranh hay tái cấu trúc hoạt động… có ý nghĩa bước đầu rất quan trọng và sẽ định hướng suốt quá trình thực hiện thương vụ M&A.
Sơ đồ 3.1: Các nhân tố tác động đến xác định ngân hàng mục tiêu:
Một trong những nhân tố tác động đến thương vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có thể được lựa chọn là: tốc độ tăng trưởng doanh thu, thu nhập ổn định trên mức trung bình, đặc điểm khách hàng của ngân hàng, năng lực quản trị điều hành, mức độ cạnh tranh, sự chấp nhận rộng rãi sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cung cấp; Ngân hàng mục tiêu có một cơ sở vốn vững chắc, điều kiện hoạt động thuận lợi, trang thiết bị công nghệ tốt và hiện đại; việc giám sát và quản lý chi phí hoạt động chặt chẽ; Có sự phù hợp, bổ sung về mục tiêu giữa ngân hàng yêu cầu và ngân hàng được sáp nhập, hợp nhất.
Một số nhân tố cụ thể trong quá trình xác định ngân hàng mục tiêu như:
Thương hiệu ngân hàng: Thương hiệu ngân hàng đã có từ lâu đời chưa,
có được nhiều người biết đến khơng, thương hiệu ngân hàng có tác động như thế nào đến khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó, giá trị của thương hiệu…
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu phát triển khi thực hiện thương vụ. Đội ngũ quản lý, điều hành có tốt, có năng lực
Thương hiệu Sản phẩm, dịch vụ Mạng lưới hoạt động Nguồn nhân lực Các nhân tố khác … NGÂN HÀNG MỤC TIÊU
nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng các yêu cầu mong đợi.
Sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mang tính đặc
thù, thế mạnh, lợi thế vượt trội trong kinh doanh; Chi phí, chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng thị trường. Mạng lưới hoạt động: Mạng lượi hoạt động ngân hàng có rộng khắp,
bao quát và hoạt động có hiệu quả khơng; vị trí tọa lạc của ngân hàng có thuận lợi, có nằm ở vị trí đắc địa dễ giao dịch và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Khách hàng: Đánh giá khách hàng hiện hữu của ngân hàng và những nhóm khách hàng tiềm năng mà ngân hàng sẽ hướng đến có phù hợp với mục tiêu sáp nhập, thâu tóm; Những sản phẩm dịch vụ nào đang khai thác, những sản phẩm nào chưa được khai thác, lợi ích sẽ mang lại; Lượng khách hàng có ổn định, trung thành khi sử dụng sản phẩm dịch vụ khơng…
Ngồi các nhân tố trên, việc lựa chọn ngân hàng mục tiêu có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau khác, các tiêu chí này phải đáp ứng yêu cầu giúp đánh giá lựa chọn ngân hàng phù hợp của thương vụ M&A.
Trên cơ sở xác định được các tiêu chí ngân hàng mục tiêu, các bên tham gia vào thương vụ sẽ xác định mục đích mà các ngân hàng hướng tới là để trở thành ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng đa năng, ngân hàng chuyên doanh hay tập đồn tài chính. Đây là cũng là một trong những cơ sở quan trọng để định hướng thương vụ M&A trong các bước tiếp theo.
3.3.1.2. Khảo sát ngân hàng mục tiêu
Sau khi thực hiện xong bước Xác định ngân hàng mục tiêu, bước tiếp theo
là khảo sát đánh giá ngân hàng mục tiêu đã xác định. Việc khảo sát đánh giá ngân hàng mục tiêu có thể dựa vào thơng tin phi tài chính và thơng tin tài chính: