Một số điểm cần phải làm rõ khi định giá ngân hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 76 - 77)

+ Xác định giá trị tài sản vơ hình: Vị thế địa lý kinh doanh như vị trí thuận

lợi, đắc địa; công nghệ ngân hàng đã được đầu tư hiện đại, vận hành hiệu quả; uy tín, thương hiệu ngân hàng mạnh có sức thu hút khách hàng thể hiện qua sản phẩm huy động vốn, dịch vụ cung cấp chiếm thị phần lớn trên thị trường… là những yếu tố rất quan trọng đối với ngân hàng. Xác định giá trị này không hề dễ dàng để xác định đúng giá trị của thương vụ, việc xác định giá trị tài sản vơ hình cần phải đánh giá toàn cục của một thương vụ, trong nhiều trường hợp việc xác định giá trị tài sản vơ hình là một nghệ thuật chứ không đơn thuần là những con số tính tốn.

+ Đối với các ngân hàng đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán:

Các ngân hàng đã niêm yết thuộc loại “công ty” đại chúng nên sẽ luôn tồn tại một giá trị đơn giản của công ty và được thể hiện rõ qua giá cổ phiếu trong từng phiên giao dịch. Phương pháp định giá dễ dàng nhất có lẽ là tính giá trị cổ phần cơng khai của ngân hàng đó và các yếu tố chi phối khác.

Tuy nhiên, trong quá trình định giá cổ phiếu, phương pháp này cũng khơng hề đơn giản mà cần phải xem xét nhiều yếu tố khác như: lựa chọn thời điểm của giá cổ phiếu, những dự đoán về giá cổ phiếu trong tương lai trong các báo cáo phân tích đánh giá; giá cổ phiếu gần nhất là bao nhiêu; giá được xác định có bị tác động bởi các yếu tố mơi trường bên ngồi hay khơng, giá cổ phiếu lúc định giá có phản ánh được các yếu tố tác động vào trong giá cổ phiếu như thế nào.

+ Vấn đề quan trọng trong định giá giá trị NHTM chính là phải lựa chọn một phương pháp phù hợp, phương pháp đó phải bảo đảm nguyên tắc xác định giá trị một cách chính xác các yếu tố hữu hình và lượng hố được giá trị của các yếu tố vơ hình. Do đó, khi xác định giá trị NHTM cần phải xem xét các yếu tố tác động toàn diện đến giá trị NHTM như: Khả năng sinh lời, sự lành mạnh của tình hình tài chính, xu thế biến động của lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh khoản, thực trạng tài sản hữu hình, tài sản vơ hình, sự tăng trưởng, mở rộng hoạt động và phát triển, trình độ và sự nhạy bén của cán bộ lãnh đạo và nhân viên, mục tiêu dài hạn cũng như chiến lược kinh doanh của NHTM đó.

3.3.1.4. Đàm phán và ký hợp đồng

Sau khi thực hiện xong các bước trên của thương vụ M&A, bước cuối cùng là đàm phán và ký kết hợp đồng giao dịch. Quá trình đàm phán địi hỏi cần có kỹ năng ngoại giao, thương thảo hợp đồng, khả năng thuyết phục đối tác để đi đến ký kết hợp đồng. Một cuộc đàm phán thành công là phải đạt được các mục tiêu cơ bản đã đặt ra của thương vụ M&A.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)