- Về thực trạng hiện tại:
2.4.3. Sáp nhập, hợp nhất là xu hướng tất yếu của phát triển
Sáp nhập và hợp nhất là một xu thế tất yếu trong ngành tài chính, ngân hàng thế giới thời gian qua. Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) Mỹ và Euronext (Cơng ty điều hành chứng khốn liên châu Âu - Paris, Amsterdam, Brusels và Lisbon) đã sáp nhập với nhau trở thành NYSE Euronext - Sở giao dịch chứng khốn lớn nhất thế giới (tính về giá trị vốn hoá). Các thương vụ mua bán lớn trong lĩnh vực ngân hàng như Royal Bank of Scotland, Santander, Fortis mua lại ngân hàng Hà Lan ABN Amro; Mitsubishi Tokyo Financial mua lại UFJ Holdings; JP Morgan Chase mua lại Bank One.
Tại Việt Nam, M&A ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng một cách rộng rãi nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường, mở rộng ngành nghề kinh doanh. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngồi đã và đang tích cực sử dụng cơng cụ M&A để xâm nhập thị trường Việt Nam trong đó M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, nếu như trong 2006 có 38 thương vụ M&A với giá trị khoảng 310 triệu USD, thì đến năm 2010 có tới 345 thương vụ M&A với giá trị cơng bố khoảng 1,75 tỷ USD, trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng chiếm 11% số thương vụ và 8% về giá trị giao dịch.
Trong bối cảnh bùng nổ hoạt động ngân hàng cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong lĩnh vực này, sau giai đoạn lập mới liên tục, các ngân hàng bắt đầu quan tâm đến vấn đề sáp nhập. Rõ ràng, khi mà nội lực của một số ngân hàng nhỏ suy kiệt đến mức báo động và bối cảnh thị trường còn quá nhiều thử thách mà tự thân các ngân hàng khó lịng vượt qua thì nhu cầu hợp tác, mượn sức, kề vai trở thành nhu cầu khách quan. Xu thế sáp nhập các ngân hàng vì thế được giới chuyên gia dự báo là sẽ phát triển mạnh mẽ.
Việc sáp nhập là cần thiết để tránh nguy cơ sự sụp đổ dù chỉ một ngân hàng nhỏ bởi việc này khi xảy ra sẽ gây ra nhiều hậu quả to lớn đối với nền kinh tế. Rõ ràng sáp nhập ngân hàng là cách khả dĩ hơn cả để tránh từ “đóng cửa” hay “phá sản” đối với ngân hàng nhỏ, yếu kém.
Chắc chắn giao dịch M&A trong ngành ngân hàng sẽ sôi nổi hơn trong thời gian tới, đặc biệt là Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khốn thì M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực hiện thơng qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn của các ngân hàng đầu tư lớn.
Như vậy, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những xu hướng mang tính tất yếu trong môi trường phát triển, hội nhập kinh tế hiện nay. Qua đó, các ngân hàng sẽ tìm đến nhau để trao đổi, khai thác, tận dụng nguồn lực phát triển, công nghệ, nguồn vốn, quản trị điều hành, mạng lưới hoạt động cũng như những lợi thế riêng khác của các ngân hàng để cùng nhau phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Biểu đồ 2.1: Đánh giá tác động của M&A đến cải thiện hoạt động NH
(Nguồn: Khảo sát và tính tốn của tác giả)
Kết quả khảo sát từ 120 người là những chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tư vấn hoạt động M&A cho thấy, có đến 61,7% người khảo sát cho rằng đồng ý “Hoạt động M&A là một trong những giải
pháp giúp các NHTM tại Việt Nam hiện nay cải thiện hoạt động theo hướng tốt hơn”; 22,5% là hồn tồn đồng ý, trong khi đó trả lời chưa chắc chắn hoặc
nhất ngân hàng là một xu hướng tất yếu nhằm có thể cải thiện hoạt động của các NHTM tốt hơn.