Nhân sự cấp cao sau M&A có vai trị quan trọng góp phần cho sự thành cơng của thương vụ. Việc lựa chọn, bổ nhiệm các vị trị lãnh đạo chủ chốt để lèo lái ngân hàng sau sáp nhập cần phải cân nhắc kỹ càng theo trình độ, năng lực và khả năng lãnh đạo nhằm quản lý tốt hoạt động kinh doanh tổ chức sau M&A. Một khi có sự lựa chọn sáng suốt trong đề bạc lãnh đạo sẽ giải quyết tốt vấn đề giữ chân người tài, giải quyết những lo lắng của nhân viên trước khi M&A để họ
có thể tin tưởng vào tổ chức mới, toàn tâm, toàn lực làm việc và cống hiến hết mình vì tổ chức mới. Ngược lại, nếu những lo lắng của họ không được giải quyết thỏa đáng, thì sẽ gây ra những xáo trộn về tâm lý, năng suất làm việc không cao và dẫn đến hiệu quả làm việc thấp.
Thực tế thị trường nhân sự cấp cao trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây có những cuộc di chuyển rầm rộ, trong đó nổi bậc nhất là nhân sự chủ chốt của hệ thống NHTM Nhà nước chuyển sang khối NHTM cổ phần tư nhân, các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới thành lập rất nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế hoạt động, bổ nhiệm trọng dụng người tài, các chính sách nhân sự, lương thưởng… đã ảnh hưởng đến quyết định ra đi hay ở lại tiếp tục gắn bó với ngân hàng.
Vì vậy, vấn đề cần giải quyết là phải có chính sách và chiến lược nhân sự rõ ràng sau M&A để tạo ra một đội ngũ nhân sự mới hùng mạnh phục vụ cho hoạt động ngân hàng hậu M&A. Quản lý nguồn nhân lực trong q trình hịa nhập cần phải tập trung vào những nội dung chính sau: Thay đổi ban giám đốc, lựa chọn đúng người giao đúng việc, xác định những lực lượng dư thừa trong quản lý điều hành và nhân viên nghiệp vụ, phát triển các chiến lược tuyển dụng nhằm giữ chân người tài, và giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhân viên trong ngân hàng. Đồng thời, cần có chính sách giám sát nhân sự để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân viên để có thể giúp họ có thể thích nghi tốt hơn với ngân hàng sau khi M&A.