Các biến chứng gần sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 35 - 37)

1. Thể chai, 2 Ống tủy, 3 Rỗng tủy, 4 Não thất IV, 5 Não thất bên, 6 não thất III, 7 Hồi hải mã

1.8.1. Các biến chứng gần sau phẫu thuật

Sau khi dẫn lưu dịch não-tủy ra ngồi có thể xảy ra một trong bốn loại biến chứng hay gặp sau đây: hệ thống dẫn lưu bị tắc, nhiễm khuẩn, máu tụ trong sọ, huyết khối tắc mạch.

* Hệ thống dẫn lưu bị tắc

Sau khi dẫn lưu não thất, nói chung các triệu chứng tăng áp lực trong sọ khơng cịn nữa. Nếu hệ thống dẫn lưu bị tắc, bệnh nhân sẽ biểu hiện các triệu chứng của tăng áp lực sọ và còn nặng hơn khi chưa thực hiện dẫn lưu não thất như: nhức đầu, liệt vận nhãn, giảm trí nhớ, khả năng tư duy suy kém hẳn.

Các nguyên nhân gây tắc hệ thống dẫn lưu có thể là:

. Một mảnh nhỏ mô não, một cục máu đông gây tắc hoặc do đầu ống thúc ngay vào đám rối mạch mạc.

. Có thể do dẫn lưu não thất có kết quả và mơ não khơi phục bề dày nên đầu ống khơng cịn nằm trong lịng não thất nữa.

. Có thể khi cột dây để cố định ống vào van do xiết quá mạnh nên ống bị đứt và trôi vào trong ống dẫn lưu hoặc bản thân van có thể bị vỡ do va chạm trực tiếp nếu trẻ bị chấn thương, dù rất nhẹ.

Đầu dưới ống dẫn lưu cho vào ổ bụng, có thể bị tắc thường là do mạc nối lớn hoặc giả mạc bám vào.

Trong trường hợp não úng thủy lưu thơng, có khi chính thủ thuật dẫn lưu dịch não-tủy ra ngồi não thất lại biến nó trở thành trường hợp não úng thủy khơng lưu thơng, vì một mãnh nhỏ mơ não hay một cục máu đơng có thể trơi xuống làm tắc kênh Sylvius.

* Nhiễm khuẩn

Sau khi đặt dẫn lưu hay gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn não thất hay viêm màng não, nhiễm khuẩn hệ thống van.

Các chủng vi khuẩn gồm có: tụ cầu ngồi da, tụ cầu vàng, Pseudomonas aeruginosa, Klepsiella, E. coli [9]...

Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn, phải điều trị bằng kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch, nếu sau 7-10 ngày khơng thấy kết quả phải rút bỏ tồn bộ hệ thống dẫn lưu. Chỉ khi nào nhiễm khuẩn đã được thanh toán hẳn, xét nghiệm dịch não-tủy về vi khuẩn và tế bào hồn tồn bình thường mới có thể đặt lại dòng rẽ tắt khác.

Viêm màng não do vi nấm cũng là một nguyên nhân gây não úng thủy, ít gặp và khi chẩn đốn cũng ít khi nghĩ đến nó nên thường bỏ sót.

* Máu tụ trong sọ

Sau khi đặt dòng rẽ tắt não bộ sẽ xẹp xuống, khơng cịn chiếm hết dung tích trong sọ như trước đây nữa, vì vậy nếu một tĩnh mạch ở vỏ não dù rất nhỏ bị thương tổn, nhất là khi đầu bị va chạm nhẹ, sẽ có một khối máu tụ dưới màng cứng được hình thành dễ dàng. Chính vì vậy nhiều phẫu thuật viên đã chú ý đặt các nhũ nhi trong tư thế nằm ngửa trong 3-4 ngày sau khi đặt dịng rẽ tắt để mong não bộ có đủ thì giờ nở ra chiếm trở lại dung tích tồn bộ hộp sọ và ngăn ngừa máu tụ dưới màng cứng. Theo Jeffreys (1979) tỉ lệ máu tụ trong sọ sau khi đặt dòng rẽ tắt từ 2 đến 4% ở người lớn tỷ lệ này thấp hơn Illingworth (Hoa Kỳ) [55].

* Huyết khối

Gần đây ít bệnh nhân bị biến chứng này, có thể vì hai lý do: các hệ thống dẫn lưu và van được cấu tạo bằng ngun liệu tốt hơn, ít gây đơng máu là chất silicon (Silastic).

Ở Việt Nam các phẫu thuật viên hầu như chỉ thực hiện dẫn lưu não thất vào ổ bụng hoặc nội soi thông sàn não thất III trong điều trị não úng thủy. Đồng thời chưa có nhiều nghiên cứu, báo cáo tổng kết các biến chứng gần xảy

ra sau can thiệp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)