Đánh giá sự phát triển vòng đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 129 - 131)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.1.3. Đánh giá sự phát triển vòng đầu

Sự phát triển vịng đầu trẻ em là một tiêu chí đánh giá phát triển não bộ. Ở trẻ bình thường kích thước hộp sọ tăng theo sự tăng trưởng của thể tích não bộ. Trong bệnh não úng thủy sự tăng nhanh bất thường kích thước vịng đầu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Sau can thiệp dẫn lưu não thất-ổ bụng, chu vi vòng đầu của trẻ thay đổi nhanh chóng sự tăng giảm kích thước vịng đầu phụ thuộc vào sự thoát dịch của hệ thống dẫn lưu, sự tăng thể tích của não bộ. Đánh giá phát triển vòng đầu ở trẻ não úng thủy trong q trình nghiên cứu chúng tơi thấy:

* Trước can thiệp

Chu vi đầu trẻ não úng thủy khi vào viện, kích thước trên 2 độ lệch chuẩn chiếm tỷ lệ 87,3% (bảng 3.15). Vòng đầu trên 2 độ lệch chuẩn ở trẻ bệnh trong

nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ cao hơn so với 77% trong nghiên cứu của Sérgio FS[112] nhưng thấp hơn của Samuila S là 89,6% [131].

* Sự phát triển vòng đầu trẻ não úng thủy

Vòng đầu của trẻ não úng thủy có xu hướng trở về mức bình thường nhưng tại các thời điểm đánh giá, số đo vòng đầu của trẻ não úng thủy vẫn lớn hơn vịng đầu trung bình của trẻ cùng tuổi.

Tỷ lệ trẻ não úng thủy sau can thiệp có vịng đầu ở mức giới hạn bình thường (từ -2SD≤ X ≤ 2SD) tăng dần từ 12,7% trước can thiệp lên 65,5% sau

ba tháng. Chứng tỏ sau can thiệp nhờ sự thoát dịch qua hệ thống dẫn lưu đã làm giảm kích thước vịng đầu điều này giúp cho sự phát triển não bộ được bình thường cho đến khi kết thúc nghiên cứu, tỷ lệ trẻ có vịng đầu ở mức bình thường là 69,5%.

Ở mức vịng đầu giới hạn trên mức bình thường trong khoảng độ lệch từ +2 độ lệch chuẩn đến +3 độ lệch chuẩn có xu thế giảm dần từ 14,8% xuống còn 11,4%.

Mức vòng đầu trên +3 độ lệch chuẩn ít có sự biến động sau can thiệp, tỷ lệ trẻ có vịng đầu ở mức này dao động từ 19% đến 18,1% (bảng 3.32). Trong nghiên cứu chúng tôi đây là những trẻ não úng thủy được can thiệp muộn khi đường khớp đã liền hoặc trẻ bị tắc van trong độ tuổi dưới 12 tháng (mỗi lần tắc van, vòng đầu trẻ lại tăng).

Để theo dõi sự phát triển vòng đầu của trẻ chúng tơi lấy số đo vịng đầu ở các mốc thời gian là 3, 6, 12, 18, 32, 36 và 48 tháng tuổi.

Kết quả biểu đồ 3.7 và 3.8 cho thấy đường biểu diễn số đo vịng đầu trung bình của trẻ mắc bệnh so với trẻ cùng tuổi ln ln lớn hơn số đo vịng đầu trung bình của trẻ cùng tuổi. Trong đó, nhóm trẻ trai não úng thủy độ lệch tăng dần từ 2,4 cm ở lúc 3 tháng tuổi đến 5,2 cm khi trẻ 48 tháng tuổi. Trẻ gái bị bệnh có độ lệch tăng từ 3,3 cm ở lúc 3 tháng tuổi đến 4,2 cm vào lúc trẻ 48

tháng. Tuy nhiên đường đồ thị cho thấy tốc độ phát triển vòng đầu trẻ não úng thủy được duy trì một cách đều đặn theo tuổi.

Vòng đầu tăng nhanh bất thường là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh não úng thủy. Sau can thiệp việc theo dõi sự phát triển vòng đầu là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị.

Ở những trẻ sau phẫu thuật dẫn lưu não thất nếu tốc độ phát triển vịng đầu được duy trì bình thường thì tiên lượng tốt hơn so với trẻ có tốc độ phát triển vịng đầu chậm hoặc khơng tăng. Những trẻ này, theo chúng tơi có thể do sự phục hồi nhu mô não kém hoặc do hiện tượng chồng khớp sọ sau phẫu thuật làm xơ hóa đường khớp sớm gây hẹp sọ thứ phát.

Ngược lại, sự phát triển vòng đầu nhanh bất thường ở trẻ dưới 24 tháng có thể do tắc van thứ phát hoặc q trình thốt dịch qua hệ thống dẫn lưu kém. Bệnh nhi có thể kèm theo nhức đầu và nơn đơi khi có co giật hơn mê. Những trường hợp này, chúng tôi tiến hành chụp CLVT hoặc CHT sọ não khẩn cấp, xác định nguyên nhân để xử trí kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)