Sự phát triển về cân nặng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 126 - 129)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.1.2. Sự phát triển về cân nặng

Phân tích cân nặng qua các mốc tuổi, chúng tơi thấy cân nặng ở mức trung bình của trẻ não úng thủy (so với chuẩn Tổ chức Y tế thế giới 2006) có tỷ lệ thấp nhất tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng tuổi là 25% và 28,2%. Các thời điểm khác tỷ lệ cân nặng trẻ bệnh ở mức trung bình, thường dao động từ 33% đến 43,6%.

Cân nặng ở mức ± 2 độ lệch chuẩn của trẻ não úng thủy, mốc 3 tháng tuổi là tỷ lệ 90,6%; 48 tháng tuổi là 94,2%. Ở mức cân nặng trên 2 độ lệch chuẩn chiếm 1,8% ở thời điểm 18 và 24 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (dưới -2 độ lệch chuẩn) cao nhất ở thời điểm 6 tháng tuổi chiếm 21,2%. Theo chúng tơi điều này hồn tồn phù hợp vì đây là thời điểm trẻ não úng thủy được tiến hành can thiệp phẫu thuật. Các thời điểm khác tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ bệnh chỉ chiếm dưới 6% (bảng 3.31).

Đánh giá sự phát triển cân nặng của trẻ trai bị não úng thủy so với trẻ trai bình thường theo Tổ chức Y tế Thế giới 2006 chúng tôi nhận thấy đường cong phát triển cân nặng vẫn trong giới hạn bình thường ±1 độ lệch chuẩn. Độ chênh lệch về cân nặng của trẻ bệnh thấp cân hơn so với trẻ bình thường từ 0,2 kg đến 0,7 kg (biểu đồ 3.5).

nhưng trong 36 tháng đầu đường biểu diễn cân nặng khơng thấy có sự khác biệt so với cân nặng chuẩn của trẻ gái bình thường.

Sau thời điểm 36 tháng tuổi trẻ gái bị bệnh cũng có xu thế phát triển cân nặng chậm hơn so với trẻ gái bình thường cùng tuổi khoảng 0,5 kg (biểu đồ 3.6).

Bảng 4.3. So sánh cân nặng (kg) trẻ trai não úng thủy với một số tác giả

Tháng tuổi Lê Thị Hợp (1984) [128] Nguyễn Thị Yến (2004) [129] Chúng tôi (2014) Sơ sinh 3 ± 0,3 3,1 ± 0,3 2,8 ± 0,2 3 tháng 6 ± 0,7 6,2 ± 0,6 7,2 ± 0,4 6 tháng 7,4 ± 0,7 7,8 ± 0,8 6,9 ± 0,4 12 tháng 8.7 ± 0,9 9,3 ± 1,2 9,3 ± 0,2 18 tháng 9,5 ± 0,9 10,3 ± 1,2 10,7 ± 0,4 24 tháng 10,4 ± 1,0 11,3 ± 1,3 11,8 ± 0,4 36 tháng 12,3 ± 1,2 13,4 ± 1,5 13,6 ± 0,6 42 tháng 12,9 ± 1.2 14,3 ± 1,7 14,2 ± 0,8 48 tháng 13,8 ± 1.0 15,2 ± 1,8 15,6 ± 0,8

So sánh cân nặng trung bình ở trẻ trai não úng thủy với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp và Nguyễn Thị Yến trên trẻ bình thường chúng tơi thấy thời điểm trước 12 tháng tuổi, nhóm trẻ của chúng tơi có cân nặng trung bình thấp hơn đặc biệt ở tuổi sơ sinh. Theo chúng tơi do nhiều ngun nhân, có thể là do tỷ lệ đẻ non, đẻ cân nặng thấp ở trẻ não úng thủy cao chiếm tới 29,6% đồng thời đây là thời điểm trẻ can thiệp phẫu thuật nên ảnh hưởng đến phát

triển cân nặng. Sau 18 tháng tuổi, cân nặng của trẻ bị bệnh phát triển nhanh hơn trẻ bình thường của Lê Thị Hợp, Nguyễn Thị Yến và tương đương cân nặng của trẻ cùng tuổi theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới 2006.

Bảng 4.4. So sánh cân nặng (kg) trẻ gái não úng thủy với một số tác giả

Tháng tuổi Lê Thị Hợp (1984) [128] Nguyễn Thị Yến (2004) [129] Chúng tôi (2014) Sơ sinh 2,9 ± 0,3 3,1 ± 0,2 2,7 ± 0,2 3 tháng 5,3 ± 0,5 5,6 ± 0,5 6,1 ± 0,4 6 tháng 6,6 ± 0,7 7,0 ± 0,6 6,9 ± 0,4 12 tháng 8,0 ± 0,8 8,5 ± 0,7 9,1 ± 0,2 18 tháng 8,7 ± 0,8 9,5 ± 0,7 10,5 ± 0,4 24 tháng 9,6 ± 0,9 10,3 ± 0,9 11,7 ± 0,4 36 tháng 11,5 ± 1,2 12,6 ± 1,1 13,6 ± 0,6 42 tháng 12,2 ± 1,2 13,4 ± 1,3 14,3 ± 0,8 48 tháng 13,2 ± 1,2 14,2 ± 1,8 15,6 ± 1,2

Khác với sự phát triển cân nặng ở trẻ trai, cân nặng trung bình trẻ gái mắc bệnh não úng thủy có xu hướng phát triển nhanh hơn so với trẻ bình thường. Trẻ gái bị bệnh ngay từ thời điểm 12 tháng tuổi, độ lệch là 0,6 kg và ở mốc 48 tháng tuổi là 1,4 kg so với cân nặng trẻ gái bình thường trong nghiên cứu của Lê Thị Hợp và Nguyễn Thị Yến (bảng 4.4) [128],[129].

Qua kết quả đánh giá và so sánh sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ não úng thủy với trẻ bình thường, chúng tơi thấy khơng có sự khác biệt về phát triển cân nặng và chiều cao giữa trẻ bình thường và trẻ mắc bệnh não úng thủy. Một số nhà nghiên cứu như Clayton P và CS có đề cập tới vấn đề nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trẻ em [130]. Theo Lê Xuân Trung, từ

năm 1950 Guillaume đã nhận xét nếu tình trạng tràn dịch não thất kéo dài có thể thấy các biểu hiện của rối loạn nội tiết như chậm phát triển thể chất hoặc béo phì, đái tháo nhạt [9]. Trẻ não úng thủy trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết được can thiệp điều trị sớm nên không gặp các rối loạn nội tiết. Hiện nay các nghiên cứu về phát triển thể chất của trẻ não úng thủy trên thế giới, nói chung ít đề cập đến vấn đề này vì hầu hết trẻ não úng thủy đều được can thiệp sớm.

Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của chúng tôi đối với trẻ bệnh với hai tác giả trong nước (bảng 4.1; 4.2) về phát triển cân nặng và chiều cao thấy có một số điểm khác biệt, sự khác biệt có thể do thời điểm nghiên cứu khác nhau (10 năm) và điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng đối tượng theo dõi không lớn và khơng có nhóm chứng nên kết quả chưa có độ tin cậy cao để đánh giá chính xác về ảnh hưởng của bệnh não úng thủy lên sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rằng phát triển thể chất của trẻ mắc bệnh vẫn ở trong giới hạn bình thường so với chuẩn phát triển thể chất trẻ em của Tổ chức Y tế Thế giới 2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)