Ảnh hưởng của tổn thương nhu mô não đến sự phát triển tâm-vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 138 - 139)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.3.3. Ảnh hưởng của tổn thương nhu mô não đến sự phát triển tâm-vận động

Tổn thương não của trẻ não úng thủy ảnh hưởng rất rõ đến sự phát triển tâm thần-vận động của trẻ được thể hiện qua bảng 3.37.

Trước phẫu thuật dẫn lưu não thất

Ở nhóm não úng thủy khơng có tổn thương não phối hợp (đơn thuần), tỷ lệ trẻ phát triển tâm-vận động ở mức bình thường là 15,9%; chậm nhẹ là 17,5% và chậm nặng là 66,6%. Nhóm não úng thủy có tổn thương não kết hợp (Phức tạp), mức độ phát triển tâm-vận động chậm nhẹ chiếm 9,4% và 90,6% ở mức chậm nặng và khơng có trẻ nào ở mức độ phát triển bình thường. Như vậy, tổn thương nhu mô não kết hợp trong bệnh não úng thủy đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm-vận động của trẻ trước can thiệp và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p<0,05; V=0,284).

Sau can thiệp

Chúng tơi thấy có sự cải thiện ở cả hai nhóm, não úng thủy đơn thuần có sự phát triển tâm-vận động ở mức bình thường là 68,3%; chậm nhẹ là 19% và chậm nặng chỉ chiếm 12,7%. Nhóm tổn thương não kết hợp, chỉ có 25% ở mức phát triển tâm-vận động bình thường còn ở mức chậm nặng chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều 62,5%.

Theo chúng tôi ảnh hưởng của tổn thương não lên sự phát triển tâm thần-vận động trẻ não úng thủy sau phẫu thuật là rất rõ ràng và có ý nghĩa thống kê (p<0,05; V=0,521). Điều này lý giải tại sao sự phát triển tâm thần- vận động của trẻ não úng thủy với các căn nguyên khác nhau lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau và cùng do một căn nguyên nhưng sự phát triển tâm- vận động cũng khác nhau ở từng trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)