Đặc điểm sự thay đổi dấu hiệu lâm sàng 2 tuần sau can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 116 - 118)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.5.1. Đặc điểm sự thay đổi dấu hiệu lâm sàng 2 tuần sau can thiệp

Thời gian từ khi can thiệp đến xuất viện của trẻ đặt dẫn lưu não thất-ổ bụng trung bình khoảng 5-15 ngày. Tiêu chuẩn ra viện khi các dấu hiệu toàn thân như: tỉnh táo, hết các dấu hiệu của tăng áp lực trong sọ, ăn uống hoặc bú tốt và trẻ tăng cân.

* Sự thay đổi dấu hiệu lâm sàng

Dấu hiệu "mặt trời lặn" thường mất đi 1-3 ngày sau dẫn lưu, đây là dấu hiệu được cải thiện sớm sau can thiệp do giảm áp lực trong sọ, giải phóng sự chèn ép mơ não.

Chu vi vòng đầu giảm ở 142 trẻ trong đó, 23,9% giảm dưới 1 cm; 40,1% giảm từ 1 đến 2 cm và 36% trẻ vịng đầu giảm trên 2 cm. Đặc biệt có trường hợp giảm tới 5 cm. Cùng với sự giảm chu vi vòng đầu là sự thu hẹp đường khớp sọ. Chúng tơi thấy 46 (32,4%) số trẻ có biểu hiện chồng khớp sọ (Ảnh 3, phụ lục ảnh). Đây là biến chứng phải xem xét vì hiện tượng chồng khớp sọ sẽ dẫn đến biến dạng đầu, có thể gây hẹp sọ thứ phát do xơ hóa đường khớp quá sớm. Một biến chứng cũng hay gặp ở những trẻ não úng thủy nặng, do sự tháo dịch nhanh dẫn đến giảm áp lực nội sọ đột ngột gây chảy máu dưới màng cứng một hoặc cả hai bên bán cầu. Theo chúng tơi cần có biện pháp điều chỉnh sự thoát dịch một cách từ từ để hạn chế hai biến chứng này.

* Sự thay đổi về tâm thần-vận động

Trong thời gian can thiệp, sự thay đổi về mặt tâm thần-vận động rất đáng kể. Tỷ lệ trẻ có dấu hiệu tiến triển tốt chiếm 80,3% nhưng vẫn còn 19,7% số trẻ khơng có sự cải thiện về lĩnh vực tâm thần-vận động. Đây là những trẻ có tổn thương nhu mơ não trầm trọng và phức tạp trước can thiệp.

* Biến chứng sớm sau can thiệp

Kết quả theo dõi sau can thiệp cho thấy: Trong khoảng thời gian ba tháng sau can thiệp, 131/142 chiếm 92,3% trẻ khơng có biến chứng. 6 trẻ (4,2%) sau khi ra viện xuất hiện nhức đầu được kiểm tra có tụ máu dưới màng cứng và bốn trẻ chiếm tỷ lệ 2,8% có nhiễm khuẩn van dẫn lưu. 0,7% trẻ dị ứng với ống dẫn lưu não thất-ổ bụng(kết quả bảng 3.24). Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với Toshiaki và cộng sự [63] là 6% nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Ken R Winston và Vinay Bhardwaj [120] là 2%. Tỷ lệ thành công khi can thiệp đạt 100% khơng có trường hợp nào tử vong trong thời gian hậu phẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)