Biến chứng xa sau phẫu thuật can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 37 - 39)

1. Thể chai, 2 Ống tủy, 3 Rỗng tủy, 4 Não thất IV, 5 Não thất bên, 6 não thất III, 7 Hồi hải mã

1.8.2. Biến chứng xa sau phẫu thuật can thiệp

Các vấn đề được quan tâm đặc biệt hiện nay đó là những biến chứng xa sau can thiệp thường gặp như: tắc hệ thống dẫn lưu, nhiễm khuẩn, chảy máu và động kinh. Đến nay có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả của các tác giả trên thế giới.

* Tắc hệ thống dẫn lưu

Milhorat (1972) 43,[45] nhận xét dòng rẽ tắt đặt cho nhũ nhi và trẻ em sẽ có 25-40% bị tắc trong hai năm đầu, trong vịng năm năm sẽ có 40-100% bị tắc.

Ahmed A (2009) tỷ lệ trẻ tắc van là 14% 56. Kunkarni AV và CS (2013) khi nghiên cứu ở 7 trung tâm điều trị Não úng thủy ở Bắc Mỹ tỷ lệ tắc van là 11% [57]. Trái lại Illingworth (1971) [55] và Jeffreys RV (1978) nhận thấy sau khi đặt dòng rẽ tắt cho người trưởng thành chỉ có 7-21% bị tắc [58].

Leem J và Miltz (1978) tổng kết trên 1.612 em bé đã được đặt dẫn lưu não thất-tâm nhĩ (hiện ít sử dụng) và dẫn lưu não thất-ổ bụng, trong đó 83% trẻ được phẫu thuật lúc chưa đầy một tuổi. 40% số em bé đã cần phải kiểm tra lại hệ thống dẫn lưu bằng 1.019 cuộc phẫu thuật (37% do hệ thống ống bị tắc, 11% vì van khơng hoạt động, 42% ống đặt vào tâm nhĩ bị tắc, 10% ống đặt vào ổ bụng bị tắc) [59].

* Nhiễm khuẩn hệ thống dẫn lưu

Trong nghiên cứu của Matson (Hoa Kỳ, 1969) tỷ lệ nhiễm khuẩn sau khi đặt dòng rẽ tắt cho nhũ nhi là 10-20%, giai đoạn 1997-2003 tỷ lệ này là 10-11,7% [139]. Leem và Miltz (1978) cho tỷ lệ nhiễm khuẩn là 3% [59]. Theo George Randolph (Hoa Kỳ, 1979) 60 tỷ lệ nhiễm khuẩn của dẫn lưu não thất-ổ bụng là 11,4% và thông sàn não thất III là 12%. Thomale U và cs (2013) thông báo, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 4,6% 61.

Arnell K nghiên cứu tại Bệnh viện Uppasala (Thủy Điển-2006) thấy tỷ lệ nhiễm trùng dòng rẽ tắt là 15,6% 62. Ahmed A (2009) tỷ lệ nhiễm khuẩn ở Ấn Độ là 12% 56, Toshiaki Hayashi (Japan, 2010) tỷ lệ nhiễm khuẩn 5-12% [63], Judith M và cs (Anh, 2012) tỷ lệ nhiễm trùng là 3-12% [64].

Về nguyên nhân nhiễm khuẩn sau can thiệp dẫn lưu não thất-ổ bụng Milhorat (Hoa Kỳ, 1972) và Asharaf (2009) chỉ ra rằng các vi khuẩn gây viêm màng não mủ thường gặp ở các lứa tuổi từ sơ sinh đến 3 tháng: trực khuẩn, tụ cầu vàng và một số vi khuẩn Gram âm, 3 tháng đến 3 tuổi là Heamophilus influenzea, Pneumococus, Meningococcus, Staphylococcus aureus và từ 3 tuổi

trở lên hay gặp các vi khuẩn như: Meningococcus, Pneumococcus, Gonococcus,

Steptococcus, Heamophilus influenzea [43],[56].

Tắc van dẫn lưu và nhiễm khuẩn van đều phải thay van, trong nghiên cứu của Thomale U, Gebert AF và cộng sự (2013), thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật trung bình là 21,9 ± 10,3 tháng (từ 6 tháng đến 72 tháng), tỷ lệ sống sót van là 83,8%. Tỷ lệ sống dịng rẽ tắt là 64,3%. Nhóm trẻ dưới 1 tuổi: tỷ lệ sống sót van là 77,3% và tỷ lệ sống dòng rẽ tắt là 60,9% [61].

* Động kinh

Kokkonnen (1994) báo cáo tỷ lệ xuất hiện động kinh sau điều trị can thiệp là 54% [65]. Klepper J (1998) 20% số trẻ sau phẫu thuật não úng thủy có thể phát triển bệnh động kinh [66]. Tuy nhiên tỷ lệ động kinh sau can thiệp rất khác nhau ở các kết quả nghiên cứu trên thế giới.

* Phát triển tâm thần-vận động

Nghiên cứu đánh giá, theo dõi sự phát triển tâm thần-vận động của trẻ sau phẫu thuật, lĩnh vực này ít được nghiên cứu, tuy nhiên có thể kể tới nghiên cứu của Hoppe Hirsch (1998) đã thông báo thiếu hụt vận động 60%, ảnh hưởng thị giác 25%, chỉ số trí tuệ (IQ): trên 90 là 32%; 70-90 là 28%;

50-70 là 19% và dưới 50 chiếm 21%. Chỉ khoảng 60% số trẻ có thể theo học trong hệ thống giáo dục [67].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)