Phát triển tâm-vận động trong một số căn nguyên thường gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 133 - 136)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2.3. Phát triển tâm-vận động trong một số căn nguyên thường gặp

* Trước can thiệp

Ảnh hưởng của não úng thủy do các căn nguyên thường gặp như hẹp cống não, hội chứng Dandy-Walker, chảy máu não và viêm màng não mủ

trước phẫu thuật chúng tơi thấy khơng có sự khác biệt ở cả bốn khu vực phát triển tâm-vận động. Giá trị thương số (chỉ số phát triển) trung bình ở các căn nguyên đều ở mức chậm nặng dưới 60 điểm (dao động từ 47,5 đến 57,3 điểm). Nhóm trẻ não úng thủy kèm theo thốt vị màng não tủy (chỉ số phát triển trung bình 72,7 điểm) có sự phát triển tâm-vận động ở mức độ chậm nhẹ tuy vậy vận động thô của trẻ ở căn nguyên này chỉ đạt 64,9 điểm.

* Sau can thiệp

Phát triển tâm-vận động của trẻ não úng thủy sau can thiệp có sự tiến bộ rõ rệt tuy nhiên chúng tôi thấy mức độ sự phát triển khác nhau ở mỗi căn nguyên gây bệnh.

Não úng thủy do hẹp cống não bẩm sinh

Chỉ số phát triển trung bình ở khu vực vận động thô trước can thiệp là 52,9 khi kết thúc nghiên cứu đạt 76,9 điểm, khu vực vận động tinh từ 57,6 lên 79,9; ngôn ngữ từ 59,2 lên 80,9 điểm và khu vực cá nhân-xã hội từ 59,6 tăng lên 81,2 điểm (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Phân bố sự phát triển tâm-vận động bình thường tăng từ 9,6% lên 65,8%; giảm mức độ chậm phát triển nặng từ 80,8% xuống cịn 17,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi tương đương với Roberto V và cộng sự thông báo 68% phát triển bình thường, 24% chậm phát triển nặng và 8% tàn tật [133].

Não úng thủy kèm thốt vị màng não-tủy

Chúng tơi thấy ở khu vực vận động thơ khơng có sự cải thiện. Chỉ số phát triển (DQ) ở khu vực này giảm từ 64,9 xuống còn 57,6 điểm khi kết thúc nghiên cứu. Ba khu vực còn lại được cải thiện rất rõ chỉ số phát triển trung bình ở các khu vực vận động tinh tăng từ 70,5 lên 90,5; ngôn ngữ tăng từ 77,1 lên 94,4 và khu vực cá nhân-xã hội tăng từ 78,4 lên 92,3; tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ phát triển tâm-vận động

ở mức bình thường tăng từ 34,5% lên 75%; khơng thấy có trẻ nào ở mức độ chậm phát triển nặng. Do số lượng bệnh nhân hạn chế đồng thời nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện ở trẻ dưới 5 tuổi nên sẽ có sự thay đổi khi trẻ ở lứa tuổi lớn hơn, theo một số tác giả như Barn M (2006), Mayes S và Dennis M cho thấy 60% trẻ não úng thủy kèm thoát vị màng não tủy có khiếm khuyết về học tập đặc biệt trong lĩnh vực toán số học [134],[135],[136].

Não úng thủy sau chảy máu não

Sự phát triển tâm-vận động ở những trẻ bệnh có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên sự khác biệt về thương số phát triển ở cả bốn khu vực khơng có ý nghĩa thống kê (với p>0,05). Mặc dù vậy số trẻ ở mức phát triển bình thường tăng từ 7,1% lên 44,4%, giảm mức độ chậm phát triển nặng từ 75% xuống còn 44,4%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Resch B và cộng sự (1984-1988) trong 40 trẻ não úng thủy sau chảy máu não thấy 35% phát triển bình thường, chậm nhẹ 32,5% và mức độ chậm nặng chiếm 32,5% [137].

Não úng thủy sau viêm màng não mủ

Chỉ số phát triển trung bình ở khu vực vận động thơ trước can thiệp là 46,2 khi kết thúc nghiên cứu đạt 71,3 điểm, khu vực vận động tinh từ 50,8 lên 74,9; ngôn ngữ từ 50,1 lên 77,6 điểm và khu vực cá nhân-xã hội từ 50,1 tăng lên 76,3 điểm (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,05). Sau phẫu thuật, tỷ lệ trẻ phát triển tâm-vận động ở mức bình thường tăng từ 13% lên 56,2%; giảm mức độ chậm phát triển nặng từ 78,3% xuống còn 25%. Theo tác giả Emad U tỷ lệ chậm phát triển tâm-vận động ở nhưng trẻ này chiếm 50% [138].

Não úng thủy do các căn nguyên bẩm sinh khác như hội chứng Dandy- Walker, Arnold-Chiari, virut đại cự bào (CMV) bẩm sinh.. hầu như khơng có sự cải thiện trước và sau phẫu thuật dẫn lưu.

Theo Matson với những trường hợp não úng thủy kèm dị tật bẩm sinh não, hoặc não úng thủy nặng tổn thương não khơng cịn khả năng phục hồi cần cân nhắc trước khi can thiệp vì không hiệu quả tuy nhiên một số tác giả khác không đồng ý quan điểm này [9],[139].

4.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm-vận động trẻ não úng thủy úng thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)