Đặc điểm máu ngoại vi và dịch não-tủy trong bệnh não úng thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 110 - 112)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3.1. Đặc điểm máu ngoại vi và dịch não-tủy trong bệnh não úng thủy

Trong bệnh não úng thủy đặc điểm về máu và dịch não-tủy ít có giá trị trong chẩn đốn, điều trị cũng như tiên lượng.

* Xét nghiệm máu

Trong nghiên cứu của chúng tôi 142 trẻ được tiến hành xét nghiệm máu kết quả như sau:

62/142 trẻ có huyết sắc tố dưới 11g% chiếm 43,7% trong đó thiếu máu nhẹ 29,6%; thiếu máu mức độ trung bình là 12% và thiếu máu nặng 2,1%. Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu cao hơn so với tỷ lệ thiếu máu chung của trẻ em Việt Nam. Báo cáo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2012 cho thấy, tỷ lệ thiếu máu chiếm 29,2% ở trẻ dưới 5 tuổi [117]. Nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa năm 2013 của Trần Thị Tuyết Mai, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6-36 tháng tuổi trong cộng đồng ở mức độ trung bình 37,9%, trong đó thiếu máu nhẹ 23,2% và thiếu máu vừa là 14,7% [118].

Số lượng bạch cầu tăng vượt quá 10.000 bạch cầu/mm3 chiếm 38,5% trong tổng số 142 trẻ não úng thủy. Khi phân tích mức độ tăng bạch cầu chúng tôi thấy trong bệnh não úng thủy chủ yếu tăng dòng bạch cầu Mono. Tỷ lệ bạch cầu Mono trung bình là 10,2±0,8% (bình thường 2-2,5%), trong nghiên cứu, hiện tượng này do ảnh hưởng của số lượng bạch cầu mono trong máu ngoại vi của nhóm não úng thủy mắc phải. Các dòng bạch cầu khác đều ở mức độ bình thường (bạch cầu trung tính có trị số trung bình 45,5±6,7%; bạch cầu lympho 45,4±3,1% ở trẻ có độ tuổi trung bình là 7,1±1,6 tháng).

Khi thực hiện chẩn đoán huyết thanh trong 142 trẻ não úng thủy để tìm nguyên nhân nhiễm virut đại cự bào bẩm sinh, chúng tôi thấy 7 trường hợp chiếm 4,5% có IgG, IgM-virut đại cự bào dương tính nhưng chỉ xuất hiện duy nhất 1 (0,7%) trẻ mắc não úng thủy có hình ảnh tổn thương não thất

Những thay đổi bất thường của tế bào máu ngoại vi ít có giá trị trong chẩn đoán, tiên lượng điều trị bệnh. Tuy nhiên, kết quả các xét nghiệm này cũng phản ảnh về tình trạng chung của trẻ trước can thiệp. Những trẻ có thiếu máu, chúng tôi tiến hành điều chỉnh và phục hồi sức khỏe trước can thiệp.

* Xét nghiệm Dịch não-tủy

Đây là một yêu cầu thường quy được thực hiện trước can thiệp dẫn lưu não thất đặc biệt ở những trẻ được chẩn đoán não úng thủy là biến chứng của viêm màng não mủ hoặc chảy máu não. Tuy nhiên trong nghiên cứu xét nghiệm dịch não-tủy được thực hiện ở tất cả bệnh nhi, khi chúng tôi kết hợp lấy dịch não-tủy và đo áp lực dịch não-tủy. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy được thể hiện trong bảng 3.17.

Tính chất lý hóa: Hầu hết dịch não-tủy màu trong. Áp lực tăng, chỉ số áp lực trung bình được đo tại não thất bên là 16,7±0,5 cmH2O.

Protein: ở mức bình thường 85,2%; tăng nhẹ chiếm 5,6% và rất tăng 9,2% thậm chí có trường hợp tăng đến 25,6g/l. Những trường hợp tăng protein thường gặp trong não úng thủy mắc phải sau viêm màng não mủ và chảy máu não. Trường hợp có protein rất tăng trước khi đặt dẫn lưu não thất-ổ bụng, bệnh nhân được thực hiện dẫn lưu ngoài đến khi protein dịch não-tủy trở về mức bình thường.

Tế bào: 88,7% số trường hợp có tế bào ở mức bình thường; 13 trẻ chiếm 9,2% ở mức dương tính ≥ (++) những trường hợp này được ni cấy vi khuẩn và theo dõi dịch não tủy trước khi can thiệp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% các trường hợp can thiệp đặt dẫn lưu não thất-ổ bụng được thực hiện khi các chỉ số về máu và dịch não-tủy đều phải trong giới hạn bình thường.

* Soi đáy mắt

136/142 trẻ được soi đáy mắt để tìm ảnh hưởng của tăng áp lực sọ não. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ não úng thủy có phù gai thị là 26 trẻ chiếm 19,1% đặc biệt 5 trẻ (3,7%) có dấu hiệu teo gai thị (kết quả bảng 3.17). Kết quả này khác với nhận xét của Lê Xuân Trung thấy hiếm gặp dấu hiệu phù gai thị trong bệnh não úng thủy [9]. Não úng thủy thứ phát sau chảy máu não có 3/30 trẻ teo gai chiếm tỷ lệ 10%. Teo gai thị là một biến chứng nặng gây mù lòa cho trẻ thường gặp trong não úng thủy sau chảy máu não. Để giảm thiểu nguy cơ này cần có sự kiểm tra vịng đầu và soi đáy mắt thường xuyên giúp Phẫu thuật viên có chỉ định can thiệp sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)