Đặc điểm hộp sọ trong bệnh não úng thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 107 - 108)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.2.3. Đặc điểm hộp sọ trong bệnh não úng thủy

Kích thước vịng đầu của trẻ tăng một cách nhanh chóng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh não úng thủy. Ở trẻ não úng thủy, dấu hiệu này biểu hiện do sự tăng áp lực trong hệ thống não thất kết hợp với thời điểm này các bản xương sọ trẻ nhỏ thường mềm mỏng, đường khớp sọ chưa liền nên độ giãn nở hộp sọ xảy ra sớm và mạnh. Các trường hợp được phát hiện khi não thất cịn giãn nhẹ chưa có chỉ định can thiệp và được theo dõi định kỳ, chúng tơi thấy vịng đầu có thể tăng 2-3 cm/tuần. Trong 142 trẻ khi vào viện dấu hiệu "đầu to" gặp ở 124 trẻ chiếm 87,3%.

Chu vi vịng đầu của 124 trẻ có kích thước trên 2 độ lệch chuẩn chiếm 87,3% được phân bố như sau: Từ trên 2 đến 3 độ lệch chuẩn có 57 trẻ chiếm 40,1%; trên 3 độ lệch chuẩn là 67 trẻ chiếm 47,2% (trên 3 đến 4 độ lệch chuẩn gồm 64 trẻ và có 3 trẻ chu vi vòng đầu vượt trên 4 độ lệch chuẩn).

So sánh kích thước vịng đầu của trẻ bệnh ở các lứa tuổi khi vào viện chúng tơi thấy kích thước vịng đầu thường có tốc độ tăng nhanh ở khoảng thời gian 3 tháng đầu (trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ), sau đó giảm dần đến một mức độ nào đó sẽ khơng tăng (trên 12 tháng tuổi). Có những trường hợp não úng thủy có tăng vịng đầu nhưng vẫn trong giới hạn bình thường, gặp ở trẻ não úng thủy mắc phải trên 2 tuổi hoặc não úng thủy bẩm sinh trong hội chứng

Dandy-Walker, Arnold-Chiari, chảy máu não... Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ này là 12,7% (bảng 3.15).

Cùng với sự thay đổi về vịng đầu thường kèm theo thóp trước rộng và căng, nhiều trẻ chúng tơi thấy mất dấu hiệu mạch đập khi nhìn hoặc sờ tay lên trên thóp trước. Trong số bệnh nhi của chúng tơi tỷ lệ trẻ có thóp trước rộng chiếm 90,1% và thóp sau rộng chiếm 26,1% (bảng 3.15). Dấu hiệu thóp sau rộng thường gặp trong các trường hợp não úng thủy ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Do sự tăng áp lực trong sọ kèm theo sự giãn nở của hộp sọ gây cản trở sự lưu thông của hệ thống mạch máu dưới da đầu nên tĩnh mạch dưới da đầu thường nổi rõ. Tỷ lệ này gặp ở 90,1% tổng số trẻ não úng thủy. Tuy nhiên khi sự tăng kích thước vịng đầu dừng hoặc giảm nếu khơng can thiệp phẫu thuật thì dấu hiệu này vẫn tồn tại.

Để thích nghi và làm giảm hậu quả của tăng áp lực trong sọ một trong các hiện tượng lâm sàng thường thấy là sự giãn rộng các đường khớp sọ các bản xương sọ tách xa nhau có thể gặp đường khớp rộng tới 0,5cm nối thơng thóp trước với thóp sau.

Một dấu hiệu kinh điển hay gặp trên lâm sàng là dấu hiệu mặt trời lặn [7],[9],[12],[38] trong nghiên cứu của chúng tơi số trẻ có dấu hiệu này chiếm tỷ lệ 80,3% (bảng 3.15).

Tất cả các dấu hiệu trên gây biến đổi hộp sọ làm thay đổi bộ mặt của trẻ điểm giữa khuôn mặt trẻ tịnh tiến lên phía dưới tạo nên bộ mặt đặc trưng trong bệnh não úng thủy, phần sọ não lớn hơn phần sọ mặt (hình 1 và ảnh 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)