Chương 4 BÀN LUẬN
4.1.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Thời gian từ 2008 đến 2012 có tổng số 316 trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương được chẩn đoán xác định mắc bệnh não úng thủy. 12 trường hợp gia đình từ chối can thiệp phẫu thuật, chỉ có 143 trẻ được gia đình đồng ý tham gia vào quá trình nghiên cứu chiếm 47% tổng số trẻ não úng thủy. Tuy nhiên trong q trình theo dõi có một trẻ tiến triển u mạch mạc nên đối tượng trong nghiên cứu còn lại là 142 trẻ.
Tất cả 142 trẻ trong mẫu thu thập hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu cũng như các yêu cầu về Y đức.
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm tháng 12 năm 2008 đến tháng 4 năm 2012, do vậy số lượng bệnh nhân tập trung chủ yếu trong năm 2010 là 36 trẻ chiếm 25,4% và năm 2011 chiếm 49,3% (Biểu đồ 3.1).
Thời gian theo dõi được kéo dài thêm hai năm kết thúc vào tháng tư 2014 như vậy, thời gian theo dõi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 32,4 ± 2,3 tháng tương đương với một số nghiên cứu gần đây của một số tác giả khác trên thế giới như của Ulrich và cộng sự là 21,9 ± 10,3 tháng [84] hay nghiên cứu của Reddy là 6,5 năm [85].
4.1.1.2. Giới tính
Tổng số 142 trẻ não úng thủy trong nghiên cứu có 96 trẻ nam chiếm 67,6% và 46 trẻ gái chiếm 33,4%. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi xấp xỉ 2/1. Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của chúng tôi về não úng thủy bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2005-2007 [8].
Nghiên cứu về não úng thủy trẻ em ở Việt Nam của Nguyễn Quang Bài và cộng sự [39] khơng thấy có sự khác biệt về giới. Một số tác giả nước ngoài như Eva-Karin Persson nghiên cứu trên 208 trẻ não úng thủy có 121 trẻ trai và 87 trẻ gái, tỷ lệ 1,4/1 [86]. Sandri K nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Texas trên 2519 trẻ cũng thấy ưu thế mắc bệnh cũng nghiêng về trẻ trai, tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1[87].
Khi phân tích giới trong một số căn nguyên thường gặp gây não úng thủy bẩm sinh chúng tôi thấy:
Trong hẹp cống não bẩm sinh tỷ lệ nam/nữ là 2,3/1 tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Heasoo Koo trên 49 trẻ não úng thủy bẩm sinh do hẹp cống não tỷ lệ là 3/2 [88].
Não úng thủy trong hội chứng Dandy-Walker tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Trong nghiên cứu của một số tác giả khác như Heasoo Koo tỷ lệ này là 1/2, Ohaegbulam tỷ lệ này là 1,24/0,8 [89] hay của A. Hamid tỷ lệ này là 1/3 lại có ưu thế là nữ [90].
Não úng thủy đi kèm thoát vị màng não-tủy tỷ lệ nam/nữ là 1,7/1 tương đương của một số nghiên cứu khác như của Kennedy C và Mweshi [91],[92].
Não úng thủy sau viêm màng não mủ trong nghiên cứu có tỷ lệ nam/nữ là 4/1, Heasoo Koo là 1/1.
Đối với não úng thủy mắc phải khi phân tích về giới tính chúng tơi thấy: Não úng thủy sau chảy máu não tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1 khơng có sự khác biệt nhiều về giới kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như: Heasoo Koo tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1 [88]. Resh B và cộng sự; Reinprecht A và cộng sự tỷ lệ này là 1,2/1 [93],[94]. Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Jhon L tỷ lệ này là 3/1 [95].
Tóm lại, về giới tính trong não úng thủy ở trẻ em, cũng như nhiều tác giả khác trên thế giới, chúng tôi thấy trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái mặc
dù ưu thế là không thật sự rõ ràng và sự khác biệt về giới trong não úng thủy khơng có ý nghĩa thống kê (với p>0,05) (bảng 3.12).
Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi tiếp nhận và điều trị hầu hết bệnh nhi não úng thủy thuộc khu vực miền Bắc Việt Nam, theo chúng tôi kết quả này chưa thể đại diện cho quần thể chung vì số lượng bệnh nhi cịn ít và chỉ được nghiên cứu trong Bệnh viện. Để có số liệu tin cậy phản ánh đúng thực tế về mối liên quan giữa giới tính và tỷ lệ mắc bệnh trong bệnh não úng thủy nói chung hay não úng thủy theo từng căn nguyên nói riêng cần có những nghiên cứu sâu hơn và với cỡ mẫu lớn hơn về dịch tễ học của bệnh.