Ảnh hưởng của cân nặng khi sinh lên sự phát triển tâm-vận động.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 137 - 138)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.3.2. Ảnh hưởng của cân nặng khi sinh lên sự phát triển tâm-vận động.

Tìm hiểu mối liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ bệnh có cân nặng lúc sinh dưới 1,5kg chúng tôi thấy 100% trẻ ở mức chậm phát triển tâm thần-vận động trong đó mức độ chậm nhẹ là 22,2% và chậm nặng 77,8% trường hợp.

Ở nhóm trẻ có cân nặng khi đẻ từ 1,5 kg đến dưới 2,5kg khi vào viện có mức độ phát triển tâm thần-vận động rất chậm là 89,5%; mức chậm nhẹ 10,5% trường hợp.

Nhóm trẻ có cân nặng lúc sinh trên 2,5kg ở mức độ chậm phát triển tâm-vận động nặng là 72,6% ở mức chậm nhẹ 14,2% và 14,2% số trẻ có sự phát triển tâm-vận động bình thường.

Như vậy, kết quả này chứng tỏ cân nặng lúc sinh ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần-vận động của trẻ não úng thủy trước can thiệp là rõ ràng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05; G=0,413). Đặc biệt nhóm trẻ cân nặng khi đẻ dưới 1,5 kg ngoài ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm- vận động, cịn có thể gặp nhiều yếu tố nguy cơ khác. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã khẳng định vấn đề này. Maria M và cộng sự, nhận xét đối với trẻ cân nặng lúc sinh dưới 1.5kg có đến 40% trường hợp chảy máu não và tăng các yếu tố nguy cơ về trương lực cơ, hô hấp, thiếu máu...[140].

Sau can thiệp nhóm trẻ lúc sinh dưới 1,5kg, chỉ 33,3% số trẻ có sự phát triển tâm-vận động trở về mức bình thường, nhóm có cân nặng dưới 2,5 kg tỷ lệ này là 42,1%. Trong khi đó, nhóm cân nặng khi đẻ trên 2,5kg 59,7% số trẻ phát triển tâm-vận động ở mức bình thường. Sự liên quan giữa cân nặng lúc đẻ với sự phát triển tâm-vận động sau can thiệp rất rõ và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05; G=0,382).

Nghiên cứu của chúng tơi có thể khẳng định trẻ não úng thủy khi sinh thiếu cân sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần-vận động của trẻ não úng thủy trước và sau can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)