Sự phát triển tâm-vận động của trẻ não úng thủy sau can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 132 - 133)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2.2. Sự phát triển tâm-vận động của trẻ não úng thủy sau can thiệp

Phân tích kết quả từ bảng 3.33 và biểu đồ 3.9 chúng tôi thấy sự phát triển tâm thần-vận động của trẻ não úng thủy còn sống được theo dõi trong thời gian 2008 đến 2014, thời gian theo dõi trung bình là 32,4±2,3 tháng. Sau can thiệp phẫu thuật dẫn lưu não thất-ổ bụng có sự phát triển tốt về tâm-vận động ở cả bốn khu vực.

Sau phẫu thuật ba tháng có sự phát triển tâm-vận động ở trẻ bệnh trên bốn khu vực: vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ và cá nhân-xã hội với điểm số phát triển trung bình theo thứ tự là 64,1±4,1; 67,1±4,3; 67,2±4,3 và 67,6±4,1. Trẻ có mức độ chậm phát triển tâm-vận động nặng giảm xuống còn 53,5%, tăng tỷ lệ trẻ phát triển ở mức bình thường từ 10,5% lên 20% (bảng 3.33 và 3.34). Đây là giai đoạn có tốc độ phục hồi phát triển tâm-vận động mạnh nhất, do sự thoát dịch qua hệ thống dẫn thay thế đã làm giảm áp lực trong sọ giải phóng sự chèn ép nhu mô não.

Theo dõi sự phát triển tâm-vận động trẻ não úng thủy qua các mốc tuổi 3, 6, 12, 18, 24, 36, 42, 48 tháng tuổi (biểu đồ 3.9) chúng tơi thấy sau thời kỳ có sự phục hồi nhanh trong khoảng từ 3-18 tháng tuổi, khi trẻ đạt mức chỉ số phát triển 70 điểm thì hầu như tốc độ phục hồi chậm lại. Từ lứa tuổi này trở đi

hơn là sự tăng áp lực trong sọ vì sự ứ dịch não-tủy đã được dẫn lưu. Sau 48 tháng tuổi, tốc độ phát triển tâm-vận động trẻ bệnh có xu hướng tăng lên do tác động của môi trường xung quanh trẻ. Lứa tuổi này, trẻ có thể giao tiếp nhiều hơn đặc biệt những trẻ ở môi trường nhà trẻ hoặc mẫu giáo.

Trong sự phát triển tâm-vận động ở trẻ não úng thủy thì khả năng phục hồi ở khu vực vận động thô diễn ra chậm nhất, đến thời điểm kết thúc nghiên cứu trên 95 trẻ còn sống, được kiểm tra trắc nghiệm Denver từ trước can thiệp đến thời điểm kết thúc, chúng tơi thấy điểm chỉ số phát triển trung bình ở khu vực vận động thơ khi vào là 50,5 khi kết thúc là 66,7 điểm, khu vực vận động tinh từ 54,6 lên 73,6; ngôn ngữ từ 55,6 lên 74,4 điểm và khu vực cá nhân-xã hội từ 55,8 đạt 74,4 điểm (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05).

Tỷ lệ trẻ phát triển tâm-vận động mức bình thường là 54,3%; mức chậm nhẹ là 16,2% và mức chậm nặng chỉ cịn 29,5%. Nghiên cứu của chúng tơi kết quả khả quan hơn so với nghiên cứu của Topezewska-Lach E, trên 46 trẻ sau phẫu thuật dẫn lưu, chỉ số phát triển trong khoảng 71-100 tỷ lệ là 54%; dưới 71 chiếm 46% [132]. Theo nhận xét của Pickard thì chỉ có 35% số trẻ não úng thủy sau phẫu thuật có thể hồn tồn bình thường [9].

Với kết quả này chứng tỏ phẫu thuật dẫn lưu não thất-ổ bụng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ bị bệnh não úng thủy.

Não úng thủy ở trẻ em do nhiều căn nguyên gây nên, mỗi căn nguyên lại có những đặc điểm về lâm sàng, tổn thương não khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của một số căn nguyên thường gặp gây não úng thủy đồng thời đánh giá sự phát triển tâm-vận động của trẻ sau phẫu thuật dẫn lưu não thất-ổ bụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sự phát triển sau phẫu thuật não úng thủy ở trẻ em (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)