Nhận biết rủiro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

1.3 RỦIRO TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.3.3 Nhận biết rủiro tín dụng

Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý vấn đề chính là nhận biết vấn đề. Từ những nguyên nhân phát sinh RRTD, NH tiến hành phân loại và cụ thể hóa thành những dấu hiệu dễ nhận biết, phản ánh mức độ RRTD. Bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro, việc sớm nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ rủi ro và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp có thể làm giảm tổn thất đến mức thấp nhất.

1.3.3.1 Rủi ro hệ thống

Là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khoản vay của NH. Sự bấp bênh của mơi trường kinh tế nói chung như: sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi… là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của KH.

+ trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tượng trên thị trường. Chẳng hạn như: việc quy hoạch phân bổ đầu tư một cách thiếu hợp lý, không công khai dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Tất yếu dẫn đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và bỏ qua những ngành không mang lại lợi nhuận, kéo theo sự chuyển dịch vốn từ ngành này sang ngành khác. Nếu sự cạnh tranh phát triển một cách tự phát mà khơng có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ dẫn đến việc

gia tăng quá mức vốn đầu tư ở một số ngành, gây khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

+ rủi ro lãi suất: rủi ro này xảy ra khi lãi suất thay đổi khơng theo như dự tính của NH. Sự thay đổi lãi suất thị trường có thể tác động mạnh đến doanh thu và chi phí của NH; biểu hiện dưới dạng rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất, rủi ro tương quan lãi suất.

 rủi ro xác định lại lãi suất xảy ra khi có sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Xét trường hợp lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay mà lãi suất huy động lại thả nổi theobiến động thị trường. Nếu lãi suất huy động (giá vốn đầu vào) biến động theo chiều hướng tăng mà lãi suất cho vay (giá vốn đầu ra) cố định, hoặc cho dù có thay đổi nhưng khơng theo như dự tính của NH, thì NH sẽ gánh chịu thiệt hại về lợi nhuận.

 rủi ro đường cong lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Đây chính là rủi ro về mặt kỳ hạn của các khoản tín dụng. Ví dụ như: NH cấp tín dụng cho DN với kỳ hạn 10 năm, nhưng lại dùng nguồn vốn trung hạn 5 năm để tài trợ thì NH sẽ thua lỗ nếu có sự gia tăng khơng cân xứng của lãi suất với thời hạn ngắn hơn.

 rủi ro tương quan lãi suất: phát sinh khi có một sự tương quan khơng hồn hảo trong việc điều chỉnh lãi suất thu được và lãi suất phải trả. Sự điều chỉnh này có thể được thực hiện bằng các cơng cụ khác nhau, mà đáng lẽ ra phải nhận được kết quả tương tự như việc xác định lại lãi suất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w