Kiến nghị đốivới Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩuViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 178 - 179)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 KIẾN NGHỊ

4.3.1 Kiến nghị đốivới Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩuViệt Nam

4.3.1.1 Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của NHNN

Trong điều kiện kinh tế - xã hội luôn biến đổi NHNN phải thường xuyên ban hành các văn bản luật, các thông tư sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thi hành pháp luật nhằm hoàn thiện dần cơ sở pháp lý, điều chỉnh hoạt động của các NH và hệ thống các TCTD Việt Nam để phù hợp những điều kiện cụ thể. Do đó, Eximbank cũng cần nhanh nhạy trong việc áp dụng những hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung này; để từ đó có văn bản hướng dẫn hoạt động cụ thể tới mỗi CN nhằm đảm bảo các nghiệp vụ có thể diễn ra an tồn, hiệu quả, khơng trái với quy định của pháp luật và NHNN. Bên cạnh đó nghiên cứu và đề ra chủ trương chính sách tín dụng kịp thời để thống nhất trong tồn hệ thống.

4.3.1.2 Nâng cao hiệu quả của Khối Giám sát hoạt động và Ban kiểm toán nội bộ

Hoạt động của Khối Giám sát hoạt động thời gian qua đã góp phần tích cực trong hoạt động kiểm sốt RRTD tại CN: Hội sở đã cho cán bộ đến trực tiếp CN kiểm tra, kiểm soát từng hồ sơ KH trước khi giải ngân, đồng thời tiến hành rà sốt khắc phục thiếu sót còn tồn tại nhằm đảm bảo quyền lợi của NH khi ra cơ quan pháp luật. Eximbank cần nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động kiểm soát RRTD hơn nữa:

- Bằng cách kiểm tra chéo các hồ sơ cấp tín dụng tại các CN, yêu cầu cán bộ kiểm tra của Hội sở làm việc độc lập với cán bộ CN nhằm đảm bảo hoạt động kiểm tra, kiểm soát thực hiện một cách khách quan và hiệu quả.

- Thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi nghiệp vụ và nghiên cứu cơ chế chính sách để tham mưu cho Ban điều hành NH góp phần hồn thiện cơ chế quản lý rủi tín dụng của một cách hữu hiệu.

Phải tự xử lý nợ thông qua các biện pháp đã và đang làm như: bán nợ, đòi trực tiếp, thanh lý tài sản thế chấp, sử dụng quỹ dự phòng bù đắp các khoản nợ khơng thu hồi được, hoặc chuyển nợ thành vốn góp nếu thấy khoản nợ có tương lai phát triển.

Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, để cùng hỗ trợ NH đẩy nhanh quá trình xử lý nợ. Vì theo quy định của Nhà nước, NH không thể tự bán tài sản của KH mà phải được sự đồng ý của chủ tài sản. Do đó, khi khởi kiện hay tiến hành thi hành án, Eximbank cần đơn đốc Tịa án nhanh chóng thụ lý hồ sơ, cũng như đề nghị sự giúp đỡ của các cán bộ cơ quan phường xã nơi KH cư trú để địi nợ.

Hiện nay, Việt Nam đã thành lập cơng ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) là một kênh hữu hiệu giúp NH làm sạch được bảng cân đối kế tốn và góp phần thu hồi nợ vay, thơng qua việc thu phí và có chiết khấu hoa hồng. Do đó, Eximbank cần liệt kê danh sách KH cần bán nợ, theo dõi các KH dự kiến thu hồi được, các KH có thể bán được cho VAMC để có kế hoạch triển khai đến các CN thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 178 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w