Rủiro không hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

1.3 RỦIRO TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.3.3.2 Rủiro không hệ thống

Là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại khoản vay cụ thể nào đó. Rủi ro khơng hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Trong q trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến. Rủi ro kinh doanh bắt nguồn từ

yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong NH, phát sinh trong quá trình hoạt động của NH.

Rủi ro khơng hệ thống bao gồm các loại rủi ro sau:

+ rủi ro do đọng vốn: Đây là rủi ro mà NH huy động vốn nhưng khơng có kênh cho vay hoặc đầu tư. Để huy động được vốn, NH sẽ phải trả lãi cho KH hay nói cách khác đó chính là chi phí vốn. Nếu khơng cho vay ra được, hoặc gặp khó khăn trong việc cấp tín dụng, tức là nguồn vốn huy động bị ứ đọng, mà NH vẫn phải trả chi phí vốn; nếu tình trạng mất cân đối này kéo dài thì NH sẽ gặp thiệt hại đáng kể.

+ rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi (RRTD): Rủi ro này gắn liền với hoạt động quan trọng nhất và có quy mơ lớn nhất của NHTM, đó là hoạt động tín dụng. RRTD xảy ra khi KH khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đủ gốc và lãi, hoặc không đúng hạn, đây là loại rủi ro cố hữu mà bất cứ NHTM nào cũng gặp phải.

Dựa trên phân tích tình hình tài chính và phương án sử dụng vốn vay của mỗi KH trong từng điều kiện môi trường hoạt động kinh doanh cụ thể, ta có thể đưa ra một vài chỉ tiêu để từ đó nhận biết dấu hiệu RRTD đồng thời xác định mức độ RRTD nếu thực hiện cho vay:

Các chỉ tiêu tài chính:

Các chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên việc phân tích các chỉ số tài chính phản ánh tình hình kinh doanh của KH như: chỉ số thanh khoản, khả năng sinh lời, các vòng quay tiền (vòng quay vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu, phải trả, vòng quay hàng tồn kho)... Nếu các chỉ số này biến động theo hướng xấu đi thì khả năng xảy ra RRTD của NH tăng lên. NH nên xem xét tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến các chỉ số này, đồng thời đặt nó trong mơi trường ngành nghề kinh doanh của từng DN ở từng thời điểm để đánh giá một cách chính xác. Ví dụ như: khoản mục Hàng tồn kho tăng, khoản phải thu tăng, khoản phải trả tăng, các khoản nợ của DN đều có chiều hướng tăng, cùng với đó là sự suy giảm khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn.

Ngồi các dấu hiệu tài chính được thể hiện trên báo cáo tài chính của KH, NH cịn quan tâm xem xét các dấu hiệu như: việc KH đề nghịgia hạn nợ, chậm trả lãi, xin tăng hạn mức vay và sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao; hay như việc KH cố ý chậm nộp các báo cáo tài chính, khơng có thái độ hợp tác trong việc cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh cho NH, có dấu hiệu sử dụng vốn khơng đúng mục đích đã thỏa thuận ban đầu… Hoặc, trong nội bộ DN có những dấu hiệu bất ổn như: sự thay đổi đột ngột cơ cấu ban lãnh đạo, tranh chấp trong q trình quản lý... Hoặc, có các dấu hiệu tiêu cực về ngành hàng, sản phẩm…

Khi các dấu hiệu trên xuất hiện ngày càng nhiều, chứng tỏ bản thân KH đang gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh tốn nợ cho NH, từ đó làm gia tăng mức độ RRTD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w