Cải thiện cơ cấu nhóm nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 140 - 141)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.1 Cải thiện cơ cấu nhóm nợ

Kết quả phân loại nợ của CN trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng của CN vẫn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấu đạt mục tiêu dưới 3%, phát sinh nợ nhóm II rất thấp, hồn tồn khơng đáng kể. Số liệu nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn của CN đã được cải thiện rất tốt qua các năm. Năm 2013, nợ nhóm II đạt giá trị 33,82 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,3% tổng dư nợ - một con số cho thấy CN đã mất

kiểm soát trong việc để xảy ra nợ quá hạn. Năm 2014-30/06/2016, dư nợ nhóm II giảm cịn bằng 0, tuy nhiên nợ nhóm III - V lại có phát sinh. Nguyên nhân: theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Eximbank, CN khơng thực hiện cơ cấu lại nhóm nợ nữa mà giữ nguyên hiện trạng để phản ánh đúng tình hình nợ quá hạn/nợ xấu tại CN và từ đó quyết tâm xử lý triệt để những khoản nợ có khả năng mất vón này. Kết quả cho thấy Eximbank Ba Đình đã thành cơng trong việc lành mạnh hóa cơ cấu nợ và xử lý có hiệu quả tình trạng nợ q hạn/nợ xấu tại đơn vị mình. Dư nợ nhóm III - V là phần lũy kế từ những năm trước, đã được cải thiện rất nhiều, giá trị các nhóm nợ diễn biến giảm theo từng năm. Cho thấy hoạt động kiểm soát RRTD tại CN đã đạt được những thành công nhất định, ghi dấu sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

3.3.2 Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều được đạt mục tiêu và kiểm soát tốt dưới mức 3% như quy định của NHNN, nhờ thực hiện tốt hoạt động kiểm soát RRTD cho vay đối với DNVVN mà tỷ lệ nợ xấu đã có xu hướng giảm theo từng năm. Đến 30/06/2016, tỷ lệ nợ xấu thực tế tại CN chỉ còn 1,17% trên tổng dư nợ cho vay toàn CN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w