Hậu quả của rủiro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

1.3 RỦIRO TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.3.4 Hậu quả của rủiro tín dụng

RRTD về mặt bản chất là quan hệ tín dụng khơng hồn hảo, nó vi phạm ngun tắc hồn trả đúng hạn cả gốc và lãi, gây mất lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng. Tùy thuộc vào mức độ khác nhau mà RRTD gây ra những hậu quả khác nhau đối với cả NH, cả người vay và toàn bộ nền kinh tế.

* Đối với ngân hàng :

- Tổn thất tài chính: do khơng thu được nợ (gốc và lãi), NH bị giảm doanh thu, giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong khi đó NH vẫn phải hồn trả chi phí vốn (tiền lãi huy động) gây mất cân đối trong thu chi. Nợ quá hạn là hậu quả NH phải gánh chịu, không thu được nợ đồng nghĩa với vịng quay vốn tín dụng khơng hiệu quả, NH khơng có khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động, dẫn đến hạn chế cả vai trò phục vụ nhu cầu của nền kinh tế lẫn khả năng kinh doanh của NH. Mặt khác, khi có quá nhiều khoản nợ khó địi hoặc khơng thể thu hồi được sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ, chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án…; trong khi đó, một bộ phận tài sản của NH không tạo ra giá trị thặng dư cũng như không chuyển thành tiền cho người khác vay và sinh lãi được.

- Ảnh hưởng đến uy tín của NH: RRTD có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản gây mất lòng tin của người dân, ảnh hưởng đến tâm lý của KH gửi tiền. Một khi xảy ra trường hợp này, KH có xu hướng đồng loạt rút tiền một cách ồ ạt ra khỏi NH, làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của NH. Trong trường hợp xấu nhất khi NH khơng có biện pháp ứng phó kịp thời, sẽ làm cho tồn bộ hệ thống của ngành NH tê liệt, sụp đổ, mất uy tín đối với KH.

- Ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NH: Khi nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, nguồn thu từ lãi cho vay không đủ để bù đắp cho việc chi trả lãi huy động, NH sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản và phải đi vay từ thị trường liên NH.

- Ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên: Do làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng tới tâm lý của cán bộ, công nhân viên; họ cảm thấy chán nản, không tin tưởng vào khả năng hoạt động của NH nơi mình đang làm việc, lo sợ thu nhập ngày một giảm sút, thậm chí có thể bị thun chuyển cơng tác hoặc sa thải… khiến cho năng suất làm việc ngày càng giảm và ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống.

* Đối với khách hàng:

RRTD thường bắt nguồn từ việc làm ăn kém hiệu quả của KH. Để xảy ra nợ quá hạn, KH - người đi vay làm mất lòng tin của NH, từ đó KH có thể đánh mất cơ hội có được nguồn vốn tài trợ của NH để đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh khác. Điều này gây nên một số hậu quả nghiêm trọng như: DN đánh mất cơ hội kinh doanh do khơng có nguồn vốn tài trợ từ NH, tài sản thế chấp cho các khoản vay "có vấn đề" có thể bị tịch thu, phát mại... Nếu DN khơng có biện pháp ứng phó kịp thời cịn có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng hơn như: bị khởi kiện trước tòa, đứng trước nguy cơ phá sản, và tự tạo ra "vết đen" trong lịch sử hoạt động kinh doanh của mình.

* Đối với nền kinh tế :

NH là định chế trung gian tài chính lớn nhất trong nền kinh tế, hoạt động của hệ thống NH có ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần kinh tế khác, đó là khối DN và dân cư. Vì vậy, khi RRTD xảy ra, có khả năng đẩy một hoặcvài NH vào tình trạng phá sản, từ đó lan sang các NH khác; khiến cho đại bộ phận dân cư và các tổ chức

kinh tế lo sợ, e ngại; dẫn đến tình trạng đồng loạt rút tiền trước thời hạn. Việc này làm cho hoạt động của hệ thống NH bị ngưng trệ, đứt quãng và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Biểu hiện qua sự biến động về giá, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị đình trệ, DN phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa, thậm chí là phá sản. Hậu quả là DN khơng cịn khả năng trả nợ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội bùng phát, đồng tiền mất giá, tình trạng kinh tế ngày càng khó khăn hơn; nếu khơng có biện pháp khắc phục kịp thời thì khủng hoảng kinh tế là điều khó tránh khỏi.

=> Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu RRTD theo nghĩa xác suất, đó là khả năng có

thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất, và mức độ rủi ro là một đại lượng biến thiên xét theo nhiều yếu tố. Điều này có nghĩa là, một khoản vay dù chưa quá hạn vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một NH có tỷ lệ nợ quá hạn thấp, nhưng nguy cơ RRTD sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm KH, hay ngành hàng tiềm ẩn rủi ro. Lịch sử nền kinh tế tồn cầu đã chứng kiến khơng ít các cuộc khủng hoảng trong ngành NH mà phạm vi ảnh hưởng của nó khơng chỉ giới hạn trong một quốc gia, mà còn tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, và để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do đó, kiểm sốt RRTD khơng những là vấn đề sống còn đối với mỗi NH, mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế quốc gia, góp phần vào sự ổn định và phát triển của tồn xã hội.

1.4 KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.4.1 Khái niệm, đặc điểm của kiểm sốt rủi ro tín dụng cho vay1.4.1.1 Khái niệm kiểm sốt rủi ro tín dụng cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w