Hoạt động tín dụng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 89 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.1 Hoạt động tín dụng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hoạt động cho vay đối với KHDN có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu dư nợ theo ngành được phân bổ hợp lý và chất lượng tín dụng ngày một cải thiện. Bằng sự năng động của một NHTMCP, cùng với thế mạnh là NH chuyên hỗ trợ lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Eximbank Ba Đình đã hết sức tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các DN thơng qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng cách triển khai nhiều chương trình cho vay nhằm hỗ trợ các DN trong lĩnh vực này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các Hợp đồng xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí hợp lý.Chú trọng phát triển cho vay đối với DNVVN, thơng qua việc rà sốt các chương trình cho vay hiện tại, triển khai thêm sản phẩm cho vay với thủ tục đơn giản, xây dựng quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng… nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của KH. Vì vậy, trong năm qua đã gia tăng thêm tỷ trọng cho vay đối với DNVVN trong tổng cho vay KHDN.

Trong điều kiện hoạt động lĩnh vực NH ngày càng cạnh tranh quyết liệt, việc chăm sóc những KH nền tảng, truyền thống hết sức cần thiết, đặc biệt là đối tượng DN. Eximbank đã xây dựng đội ngũ quan hệ khách hàng (RM) chun nghiệp, trình độ chun mơn cao nhằm hỗ trợ và tư vấn giải pháp tài chính cho KH hiệu quả, kịp thời. Đội ngũ quan hệ khách hàng ngày càng được đào tạo hoàn thiện về kiến thức lẫn kỹ năng sẽ là đội ngũ tiên phong trong việc chăm sóc và phát triển nền tảng KH cũng như phát triển hoạt động tín dụng DN trong thời gian tới.

Biểu đồ 3.5: Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Eximbank Ba Đình) Tính đến 30/06/2016,

tổng dư nợ tín dụng tại Eximbank Ba Đình đạt 838,45 tỷ đồng, tăng 31,56 tỷ đồng (≈ 3,91%) so với thời điểm 31/12/2015, và giảm 57,29 tỷ đồng (≈ 6,40%) so với thời điểm tổng dư nợ đạt giá trị cao nhất là 31/12/2014. Xét thấy sự biến động về dư nợ tín dụng đối với KHCN và KHDN khơng q lớn, hoạt động tín dụng của Eximbank Ba Đình đang duy trì ở mức ổn định, tốc độ tăng trưởng dư nợ khá chậm, tuy vậy vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra đến cuối năm 2016. So với những năm trước, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong 06 tháng đầu năm 2016 được đánh giá là khá chậm, do nhu cầu tín dụng nửa đầu năm của các KHDN chưa nhiều, KH vay mới ít với quy mô cấp vốn nhỏ. Nhưng điểm sáng khả quan cho 06 tháng cuối năm đó là CN Ba Đình đang tiếp nhận và chờ xử lý hồ sơ xin cấp tín dụng của 3 KHDN lớn và khoảng chục hồ sơ của các KH DNVVN, theo đánh giá sơ bộ thì đây là những KH hồn tồn có đủ điều kiện để giải ngân nhận nợ và có Phương án sử dụng vốn vay hiệu quả.

Bảng 3.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo kỳ hạn, theo đối tượng và loại tiền Chỉ tiêu Theo kỳ hạn - ngắn hạn - trung dài hạn Theo đối tƣợng - cá nhân - DN

Theo loại tiền

- VND - ngoại tệ

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Eximbank Ba Đình) Nhìn vào bảng trên ta

thấy, trong giai đoạn 2013 - 30/06/2016, tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng nhẹ, trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm dần và tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tăng lên; tỷ trọng dư nợ cho vay Cá nhân rất thấp và có xu hướng tăng nhẹ, dư nợ cho vay DN chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng; tỷ trọng dư nợ cho vay VND duy trì mức tăng cao và tỷ trọng cho vay ngoại tệ (USD, EUR…) có xu hướng giảm mạnh. Trong giai đoạn từ 2013 - 30/06/2016, nền kinh tế đã dần ổn định và khởi sắc trở lại, các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước nhiều hơn, Nhà nước ban hành nhiều chính sách kêu gọi đầu tư hơn; do đó, các DN cũng mạnh dạn hơn trong việc vay vốn đầu tư kinh doanh, chớp lấy thời cơ thuận lợi để thu về lợi nhuận tối đa.

=> Ta thấy có sự tương quan giữa dư nợ cho vay KHDN với kỳ hạn trung dài

hạn và loại tiền VND.

3.2.1.1 Xét theo mục đích sử dụng vốn

"* Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 06 tháng đầu năm 2016:

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (GRDP)trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành nơng lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,1%; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,8%; Ngành dịch vụ tăng 7,5%; Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,1%.

Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 0,08% vào mức tăng chung). Tốc độ tăng không được cao so với kế

hoạch, do thời tiết đầu năm không thuận lợi làm ảnh hưởng đến diện tích trồng cây vụ đơng. Vì vậy, mặc dù năng suất nhiều loại cây trồng có tăng nhưng sản lượng các cây trồng chính vụ đơng giảm khá mạnh. Lúa và cây trồng vụ xuân được gieo trồng đúng thời vụ, đảm bảo diện tích, sinh trưởng và phát triển tốt. Chăn nuôi tăng trưởng khá với số lượng đầu con gia súc, gia cầm, sản lượng thịt, trứng, sữa tăng so cùng kỳ năm trước. Cơng tác phịng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản được triển khai có hiệu quả trong 6 tháng đầu năm, một số bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi đã được xử lý kịp thời. Thủy sản phát triển tốt do thay đổi hình thức ni ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo các quy tắc kỹ thuật tác động đến quá trình phát triển và sinh trưởng của con giống, nên cho năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 2,48% vào mức tăng chung). Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp, đặc biệt những ngành công nghiệp chủ lực (ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo) vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá so với mức tăng trưởng bình quân chung. Nhờ chính sách nhất quán của Thành phố cộng với các Khu công nghiệp được mở rộng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tăng mạnh (gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2015) góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp.Ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá.Ước 6 tháng đầu năm, giá trị gia tăng ngành này tăng 8,5% (đóng góp 0,71% vào mức tăng chung). Các cơng trình hạ tầng giao thơng được triển khai đúng tiến độ, hồn thành và cơ bản hồn thành các cơng trình trọng điểm.

Giá trị tăng thêm cácngành dịch vụ tăng 7,5% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 4,1% vào mức tăng chung). Thị trường vẫn khá sơi động với tốc độ tăng tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ xã hội 6 tháng đầu năm ước đạt 9,7% , trong đó bán lẻ tăng 8,6%. Dịch vụ du lịch có chuyển biến tích cực, khách du lịch đến Hà Nội trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 6,05 triệu lượt, tăng 9,4%. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch được tập trung chỉ đạo, hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng, phối hợp tổ chức thành công Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hà Nội – sự kiện tiêu biểu của Du lịch Việt Nam. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng khá so cùng kỳ năm trước; Thị trường bất động sản ấm dần lên;

Cácngành khối hành chính sự nghiệp như quản lý nhà nước, giáo dục, văn hoá, y tế… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá." [bản gốc khơng được nhấn mạnh].

(Nguồn: http://vanban.hanoi.gov.vn/kttd/-/hn/DBSLnqREexi2/2368/183025/27/tinh- hinh- kinh-te---xa-hoi-thang-62016-cua-thu-o-ha-noi.html)

Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn

(ĐVT: tỷ đồng) S Mục đích sử T dụng vốn T 1 Tiêu dùng Công nghiệp 2 chế biến, chế tạo Nông, lâm 3 nghiệp và thủy sản 4 Khai khống 5 Mua sắm PTVT 6 Xây dựng Bán bn, bán 7 lẻ (cơ khí, máy móc, TB văn phịng…) 8 Vận tải kho bãi 9 Dịch vụ lưu trú, ăn uống Hoạt động 10 chuyên môn, khoa học và công nghệ 11 Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt 12 động trợ giúp

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Eximbank Ba Đình) Bảng 3.4 - Cơ cấu dư

nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn cho thấy hoạt động tín dụng của Eximbank Ba Đình phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế

thành phố Hà Nội. Nhìn chung, dư nợ tín dụng tồn CN tăng đều qua các năm. Tình hình tăng trưởng kinh tế khả quan trên địa bàn thành phố đã tạo đà thuận lợi cho các đơn vị DN tìm được cơ hội kinh doanh tốt hơn, và tạo động lực để tiếp cận vốn vay NH, kèm theo đó là sự biến động số lượng các KHDN xét theo từng mục đích sử dụng vốn.

Do đặc thù thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội hầu hết tập trung vào khu vực kinh doanh bán bn/bán lẻ (cơ khí, máy móc, thiết bị văn phịng…), nên dư nợ cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tồn CN, tiếp theo đó là khu vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo; dư nợ cho vay trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng dư nợ tồn CN; đối với các lĩnh vực cịn lại, Eximbank Ba Đình có tiến hành giải ngân cho vay nhưng với quy mô cấp vốn nhỏ và tần suất giải ngân thưa thớt.

+Lĩnh vực bán bn/bán lẻ (cơ khí, máy móc, thiết bị văn phịng, văn phịng phẩm, vật tư điện nước, vật liệu xây dựng…) là khu vực kinh doanh mà Eximbank Ba Đình thực hiện giải ngân được nhiều nhất và liên tục nhất. Tính đến thời điểm 30/06/2016, dư nợ cho vay đạt 575,08 tỷ đồng (≈ 52,20% tổng dư nợ toàn CN) tăng 88,02 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2015; thời điểm 31/12/2014, dư nợ cho vay đạt 578,07 tỷ đồng (≈ 56,69% tổng dư nợ toàn CN); dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này đạt giá trị thấp nhất vào 31/12/2013 (27,04 tỷ đồng ≈ 39,72% tổng dư nợ tồn CN).

Số đơn vị DN vay vốn tại Eximbank Ba Đình trong lĩnh vực này cũng khơng phải là lớn nhất, ít hơn số đơn vị DN vay vốn trong lĩnh vực xây dựng và mua sắm PTVT. Tuy vay vốn để thực hiện các Hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ (dưới 3 tỷ đồng) nhưng do nhu cầu của thị trường và nhu cầu vốn của KH mà tần suất giải ngân dày đặc, giải ngân gối đầu và có tính liên tục, khơng bị đứt qng; nâng tổng mức cho vay lên cao vượt trội so với những lĩnh vực khác.

Nhìn chung, thị trường kinh tế Việt Nam hiện đang là sân chơi chính của các DN trong lĩnh vực bán bn/bán lẻ. Có khoảng 8.660 chợ, 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại và hơn một triệu cửa hàng của hộ gia đình. Với dân số đơng, cơ cấu dân

số vàng, thu nhập ngày càng cao nên sự phát triển các kênh phân phối tại Việt Nam được đánh giá rất lớn. Dự báo đến năm 2020, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên và đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng. Theo đó, Ban lãnh đạo Eximbank Ba Đình cũng đã có sự điều chỉnh hoạt động tín dụng trong những năm tới, đó là định hướng cho vay các DNVVN trong lĩnh vực bán buôn/bán lẻ, tạo điều kiện tốt nhất để các DN có thể tiếp cận vốn vay một cách thuận lợi và nhanh chóng, thiết kế các gói cho vay có hỗ trợ lãi suất đối với những DNVVN hoạt động trong lĩnh vực này.

+ Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thứ 2 có doanh số giải

ngân nhận nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay toàn CN. Trong giai đoạn 2013 - 30/06/2016, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này nhìn chung có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2013, dư nợ cho vay đạt 82,69 tỷ đồng (≈ 14,47% tổng dư nợ cho vay toàn CN); năm 2014, đạt 183,51 tỷ đồng (≈ 18,00% tổng dư nợ cho vay toàn CN, tăng 100,81 tỷ so với năm 2013); năm 2015, dư nợ cho vay đạt 175,40 tỷ (≈ 18,01% tổng dư nợ cho vay toàn CN, giảm nhẹ so với năm 2014 là 8,11 tỷ); đến thời điểm 30/06/2016, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt giá trị cao nhất là 223,17 tỷ đồng (≈ 20,26% tổng dư nợ cho vay toàn CN) tăng 47,77 tỷ so với năm 2015 – đây là mức tăng ấn tượng mà CN đạt được trong hoạt động tín dụng nửa đầu năm 2016. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về xu hướng kinh doanh của các DN trong năm 2016, đa số DN trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cho rằng: "môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2015 đến nay đang tiến triển theo xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước, quý IV tốt hơn quý III/2015 và quý I/2016 tốt hơn quý IV/2015; số lượng đơn hàng nhận được trong năm 2016 sẽ cao hơn năm 2015, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu được dự báo tăng mạnh". Với lợi thế tài trợ thương mại đối với các DN xuất khẩu, Eximbank Ba Đình nhận định đây là một lĩnh vực tiềm năng và ngày càng chiếm vị trị chủ đạo trong cơ cấu ngành nghề kinh tế ở Việt Nam, lĩnh vực này chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, do vậy Eximbank Ba Đình kỳ vọng sẽ đẩy mạnh doanh số cho vay đối với lĩnh vực này trong những năm tới.

+Lĩnh vực xây dựng: tổng thể hoạt động của ngành cơng nghiệp này nhìn chung có dấu hiệu ngưng trệ, tuy nhiên dư nợ cho vay vẫn có sự tăng nhẹ. Các cơng trình cơng cộng, cơng trình lớn do thành phố hoặc Nhà nước đầu tư vốn bị tạm dừng vì nhiều nguyên nhân, nhưng khơng vì thế mà các cơng trình xây dựng dân dụng bị ảnh hưởng suy giảm theo. Eximbank Ba Đình vẫn duy trì giải ngân liên tục với các DN tham gia vào lĩnh vực xây dựng với tư cách nhà thầu phụ, thực hiện các Hợp đồng nhỏ về cung cấp thiết bị vật tư điện nước, sắt thép, gạch, các nguyên vật liệu xây dựng cơ bản, các máy móc cầm tay (máy đầm, máy phun sơn, máy mài…). Số đơn vị DN vay vốn trong lĩnh vực này tại Eximbank Ba Đình qua các năm 2013, 2014, 2015 và đến 30/06/2016 lần lượt là 23, 32, 41, 38 đơn vị và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm; kỳ vọng số đơn vị DN vay vốn trong lĩnh vực xây dựng đến thời điểm cuối năm 2016 sẽ là 50 đơn vị.

Đồng thời, dư nợ tín dụng cũng đang trên đà tăng mạnh, năm 2013 đạt 87,36 tỷ đồng (≈ 15,28% trên tổng dư nợ cho vay toàn CN); giảm nhẹ vào năm 2014 là 82,72 tỷ đồng (giảm 4,64 tỷ đồng, ≈ 8,11% tổng dư nợ cho vay); năm 2015 dư nợ cho vay DN trong lĩnh vực xây dựng là 159,48 tỷ đồng (≈ 16,38% tổng dư nợ cho vay toàn CN, tăng 76,76 tỷ đồng - đây là mức tăng ấn tượng ghi nhận sự cố gắng của CN); đến thời điểm giữa năm 2016, CN đã giải ngân được 145,01 tỷ đồng cho các DN vay vốn trong ngành nghề xây dựng nói chung (tỷ trọng dư nợ ≈ 13,16%). Khi việc giải ngân để cho vay thực hiện các cơng trình xây dựng lớn (cầu đường, khu liên hiệp thể thao, khu cơng nghiệp, cơng trình thủy điện…) trở nên khó khăn hơn, Eximbank Ba Đình đã chuyển hướng sang cho vay thực hiện các cơng trình xây dựng có quy mơ nhỏ hơn hoặc các cơng trình phụ (thực hiện lắp đặt hệ thống điện nước cho khu chung cư…); điều này cho thấy sự linh hoạt, nhạy bén trong các quyết sách kinh doanh của Ban lãnh đạo CN.

+ Các lĩnh vực còn lại: Tuy Eximbank Ba Đình khơng coi là lợi thế khai thác

nhưng vẫn xem xét cấp tín dụng tùy theo tình hình nguồn vốn tại từng thời điểm và có sự hạn chế về quy mơ cấp vốn nhằm tránh rủi ro khơng đáng có.

3.2.1.2 Xét theo kỳ hạn vay

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Kỳ hạn Dƣ nợ tại CN Ngắn hạn 341.61 Trung hạn 43.41 Dài hạn 148.42 TỔNG 533.44 (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Eximbank Ba Đình)

- Các khoản vay ngắn hạn (từ 1 tháng đến 12 tháng): Dư nợ cho vay ngắn hạn tại Eximbank Ba Đình có xu hướng giảm dần trong 4 năm trở lại đây. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 341,61 tỷ đồng (≈ 64,04% tổng dư nợ của CN). Năm 2014, dư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w