Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngkiểm sốt rủiro tín dụng cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 62 - 69)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngkiểm sốt rủiro tín dụng cho vay

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để kiểm soát RRTD cho vay DNVVN của NHTM thực hiện một loạt các biện pháp như: né tránh, ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa danh mục cho vay, xử lý TSĐB..., tuy nhiên các biện pháp này cũng chịu nhiều sự tác động bởi các nhân tố bên ngoài cũng như bên trong NH.

1.4.4.1 Nhân tố bên ngồi

* Mơi trường kinh tế vĩ mơ:

Các chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước như: chính sách tài chính, đất đai, thuế, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu… đều có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, nó có thể khuyến khích phát triển hay kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, những diễn biến khác của mơi trường kinh tế vĩ mô, như: lạm phát, thị trường, lãi suất, tỷ giá... lại ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động NH. Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, tăng trưởng ổn định thì DN hoạt động kinh

doanh thuận lợi hơn, khả năng thu được lợi nhuận tương đối cao, khả năng hoàn trả vốn vay chắc chắn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy giảm, mất ổn định, có chiều hướng đi xuống, sức mua giảm sút, DN tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn khó khăn, khả năng trả nợ vay giảm. Do đó, hoạt động kiểm sốt RRTD đối với KHDN cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các tác động trong mơi trường kinh tế vĩ mơ.

* Mơi trường chính trị :

Một nền chính trị ổn định là điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, yên tâm đầu tư sản xuất, tập trung vốn cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu mơi trường chính trị khơng ổn định, xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh... khiến cho sản xuất đình trệ, khả năng trả nợ khó khăn. Bởi vậy, hoạt động kiểm sốt RRTD đối với DNVVN của các NH cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động của mơi trường chính trị.

* Mơi trường pháp lý:

Các yếu tố pháp lý có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, bao gồm: hệ thống pháp luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi, thái độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ban ngành liên quan.

Các yếu tố trên đan xen và tác động đến hoạt động kinh doanh một cách tổng thể. Nếu môi trường pháp lý đồng bộ, hệ thống pháp luật chặt chẽ, có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, đảm bảo cho các chủ thể trong mơi trường đó n tâm kinh doanh, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất. Đây là cơ sở thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển.

* Mơi trường thơng tin:

Quan hệ tín dụng giữa NH và KH là quan hệ kinh tế, tất yếu phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã xảy ra tình trạng mơi trường thơng tin khơng cân xứng. NH thường khơng có đầy đủ thơng tin về KH, như: quan hệ đối tác, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh tốn, tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm...KH khơng có đầy đủ thơng tin về NH, như: quy mô, các dịch vụ đáp ứng, phương thức

tài trợ phù hợp, lãi suất thực tế, các chương trình ưu đãi đối với một vài đối tượng DN…

Việc thiếu thông tin trong quan hệ giao dịch sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Do mơi trường thơng tin khơng cân xứng, thay vì lựa chọn những KH đảm bảo khả năng trả nợ, NH lại cho vay đối với những KH có khả năng trả nợ thấp, gây rủi ro cho NH.Đối với rủi ro đạo đức, KH sau khi nhận được khoản vay có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh trái với cam kết, khó có thể hồn trả vốn vay, gây rủi ro cho NH và ảnh hưởngtrực tiếp đến hoạt động kiểm sốt RRTD.

* Chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước:

Hoạt động kiểm sốt RRTD của NHTM chịu ảnh hưởng bởi hoạt độngquản trị tín dụng của Nhà nước cả về khách quan và chủ quan.

- Về khách quan, khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, Nhà nước sẽ sử dụng các cơng cụ về tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM đối với nguồn vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó; cho các NHTM vay vốn phát triển tín dụng ưu đãi; giải ngân nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp… Đặc biệt, Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực kinh doanh, các ngành nghề lĩnh vực được khuyến khích phát triển. Do vậy, khả năng sinh lợi của NHTM có thể cao hơn khi đầu tư vốn tín dụng vào khu vực này, hoặc cũng có thể gặp rủi ro khi các định hướng có tính khả thi thấp.

- Về chủ quan, hoạt động kiểm soát RRTD của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của Quản trị tín dụng quốc gia; vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnh chính sách quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu của mình, Nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD thuộc Nhà nước phải ưu tiên tập trung vốn đầu tư, hoặc rút vốn khỏi đối tượng cần điều chỉnh. Giai đoạn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã đặc biệt sử dụng mệnh lệnh hành chính để quản lý kinh tế. Giai đoạn sau khi chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế được luật hóa rõ ràng, mệnh lệnh hành

chính của Nhà nước cũng giảm dần. Chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt độngkiểm soát tín dụng của NHTM theo cơ chế tương tự. Hiện nay, Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, các NHTM phải mua tín phiếu NH với khối lượng lớn, phải dự trữ bắt buộc lớn… khiến họ phải thu hẹp quy mơ tín dụng và tăng lãi suất cho vay.

* Đặc điểm của DNVVN và tín dụng cho vay đối với DNVVN :

Các DNVVN hoạt động ở hầu hết mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ngày càng hợp lý hơn, mở rộng quan hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia khác. Bên cạnh những thuận lợiđặc thù mà loại hìnhDN mang lại, ln tồn tại song song những khó khăn phổ biến như quy mơ nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu, vốn tự có hạn chế... Do đó, DNVVN rất cần bàn tay hỗ trợ từ các NH.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các DNVVN có tiềm lực tài chính khá nhỏ bé, bình qn vốn tự có của một DN là khoảng 1,8 tỉ đồng, quá thấp so với yêu cầucơ bản tiên quyếtđể một DNtồn tại và hoạt động tốt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện tại. Nguồn vốn tự có dồi dào có thể được DN tích lũy qua rất nhiều năm, nhưng để chớp lấy cơ hội kinh doanh, và tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng, các DNVVN tìm cách vay vốn từ các TCTD, và NH là nguồn cung ứng vốn tốt nhất để các DNVVN trong thời gian ngắn có thể bổ sung vốn lưu động, cũng như đầu tư tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và tăng khả năng cạnh tranh. Ước tính khoảng 80% lượng vốn cung ứng cho các DNVVN có nguồn gốc từ kênh NH, cịn lại là từ kênh "tín dụng đen". Trong hai năm gần đây, số vốn cấp cho các DNVVN chiếm bình qn 40% tổng dư nợ của các NHTM, thậm chí dư nợ cho vay DNVVN chiếm 50-60% tổng dư nợ của Eximbank. Đây là những con số rất ấn tượng, cho thấy các NHTM đã thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá đối với bộ phận DNVVN, khơng cịn q chú trọng cho vay với đối tượng KHDN Nhà nước như trước kia. Thực tế các năm qua cho thấy, khối DNVVN đã sử dụng nguồn vốn vay NH đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực

xuất nhập khẩu, thậm chí cịn vượt qua những DN thuộc các thành phần kinh tế khác trên một số lĩnh vực. Thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cácDNVVN đã tạo một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Nếu như trước đây để có nguồn vốn bằng ngoại tệ, các DNVVN phải vay vốn bằng nguồn nội tệ với lãi suất cao hơn việc vay vốn bằng ngoại tệ, sau đó phải tốn thêm một khoản phí đáng kể nhằm chuyển đồng vốn vay này thành ngoại tệ để thực hiện các giao dịch với đối tác nước ngoài được thuận tiện hơn, chưa kể đến chi phí phát sinh nếu tỷ giá tăng cao. Hiện tại, các NHTM đều có các sản phẩm cho vay bằng ngoại tệ với mức lãi suất ưu đãi dành cho các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giúp các giao dịch với đối tác nước ngồi trở nên dễ dàng hơn, khơng chịu áp lực về tỷ giá và nhanh chóng chớp lấy cơ hội kinh doanh với chi phí đã được giảm thiếu đáng kể.

Thơng qua các hình thức cấp tín dụng như bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, NHTM đã giúp hỗ trợ tối đa DN trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro mà với tiềm lực của mình các DN khơng đủ khả năng đối phó. NHTM cũng rất nhanh nhạy trong việc phát triển các sản phẩm cho vay đối với các DNVVN trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh: bán bn/bán lẻ (cơ khí, máy móc, thiết bị văn phịng...), xây dựng, chế biến/chế tạo nông-lâm nghiệp và thủy sản, các hoạt động y tế - giáo dục - khoa học công nghệ... Tạo điều kiện thuận lợi để mọi DN đều có thể tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vốn đa dạng tại mọi thời điểm, phù hợp với từng loại hình DN và lĩnh vực hoạt động. Khi cấp vốn cho các DNVVN, các ngân hàng sẽ có biện pháp theo dõi và kiểm sốt khoản vay của mình, như: yêu cầu KH cung cấp các biện pháp để đảm bảo tiền vay; cung cấp các thông tin, số liệu kinh doanh, báo cáo luân chuyển dòng tiền...; nhằm tạo động lực cho DN thực hiện phương án vay có hiệu quả và đảm bảo nguồn trả nợ thứ hai cho NH khi xảy ra rủi ro; đồng thời luôn sát cánh cùng DN tháo gỡ khó khăn, tìm ra biện pháp tối ưu nhất đểsử dụng đồng vốn có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất cho DN.

1.4.4.2 Nhân tố bên trong

* Chính sách tín dụng:

Chính sách cho vay KHDN có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng KHDN, nó định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tư tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với CBTD, quyền lợi và trách nhiệm của CBTD, quy trình nghiệp vụ tín dụng... Nếu NH xác định chính sách tín dụng mở rộng, tăng trưởng theo quy mơ và lợi nhuận trước mắt thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng, và thường áp dụng lãi suất cho vay thấp để tăng khả năng cạnh tranh, việc lựa chọn KH không đảm bảo chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay khơng có cơ sở đảm bảo, công tác nhân sự không được coi trọng... rất dễ gây rủi ro đối với hoạt động tín dụng KHDN và cơ cấu nguồn vốn huy động.

* Quy mô kinh doanh:

Quy mô kinh doanh của NH là điều kiện tiên quyết để quyết định sự phát triển tín dụng DN. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các NH khơng quan tâm phát triển lĩnh vực này thì các KHDN có nhu cầu vay vốn cũng sẽ khơng có nhiều lựa chọn. Ngược lại, nếu NH muốn phát triển tín dụng DN thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những KH có nhu cầu đến với mình. Khi cung cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về quy mơ tín dụng DN. Phát triển về quy mơ thì đồng nghĩa RRTD tăng lên làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát RRTD.

* Năng lực quản trị điều hành:

Năng lực quản trị điều hành liên quan đến khả năng vận hành, quản lý mọi hoạt động NH, ngay cả trong hoạt động kiểm sốt RRTD. NH có năng lực quản lý điều hành tốt thì mọi hoạt động sẽ ln được kiểm sốt chặt chẽ; có tính thống nhất và đồng bộ cao trong tất cả các bộ phận, các khâu của quy trình; cơng tác thẩm định hiệu quả, chất lượng tín dụng nâng cao, tăng hiệu quả hoạt động kiểm sốt RRTD.

* Nhân sự :

Nhân sự làm cơng tác tín dụng phải nắm vững cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; có khả năng thẩm định độc lập, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý

thơng tin liên quan đến KH, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của KH; hiểu biết sâu về tài chính, đọc hiểu tốt các báo cáo tài chính, các nghiệp vụ NH và các văn bản pháp quy nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng. Nếu CBTD thiếu trình độ chun mơn, thiếu hiểu biết về các kiến thức kinh doanh NH, hoạt động kinh doanh của KH, kiến thức pháp luật, trình độ thẩm định KH và dự án đầu tư yếu kém..., thực hiện nghiệp vụ khơng có đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung của NH, sẽ dẫn đến RRTD và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kiểm sốt RRTD.

* Cơng nghệ:

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ bao gồm: hệ thống máy móc thiết bị, chương trình phần mềm hiện đại và phù hợp phục vụ cho quá trình cho vay, thẩm định dự án, thu thập và xử lý thông tin... Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, q trình thu thập thơng tin khơng cập nhật, chính xác... khiến việc thẩm định và ra quyết định cho vay không hiệu quả, RRTD dễ xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kiểm soát RRTD.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w