Đánh giá chung về quan điểm tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 146 - 148)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4.3 Đánh giá chung về quan điểm tín dụng

3.4.3.1 Chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho NH, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Lượng tín dụng mà NH cung cấp cần phải phù hợp với khả năng, thực lực của bản thân NH và đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đảm bảo nguyên tắc thu đủ gốc và lãi đúng hạn. Chất lượng hoạt động tín dụng dựa trên các chỉ tiêu: lợi nhuận hợp lý và gia tăng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn, trung và dài hạn trong nền kinh tế NH...

Như vậy, đối với NHTM chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh khả năng thích nghi của NHTM với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, nó thể hiện năng lực cạnh tranh của một NH. Để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động. Chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng. Hiểu đúng bản chất chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác nguyên nhân tồn tại của chất lượng tín dụng sẽ giúp cho NH tìm được biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng.

3.4.3.2 Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng

Một khoản vay có chất lượng khơng chỉ là sự nỗ lực của phía NH mà KH là người quyết định chính, là nhân tố quyết định quan trọng cho chất lượng tín dụng. Theo quan điểm của KH, chất lượng tín dụng là sự thoả mãn yêu cầu KH về một khoản tín dụng với mức lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện nhanh chóng…, quy mơ khoản vay, phương thức giải ngân và thu nợ phù hợp...Trên thực tế, KH nhận được số vốn vay NH đều có thể sử dụng khơng đúng mục đích cam kết. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng khoản vay.

3.4.3.3 Chất lượng tín dụng theo quan điểm của xã hội

Sự vận động của nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển dựa trên các chính sách mà họ đề ra. Hoạt động của NH góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế,

nên sẽ không nằm ngồi khn khổ những định hướng phát triển chung cho nền kinh tế đó. Xét trên góc độ xã hội, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của NH đem lại. Đó là phục vụ sản xuất, lưu thơng hàng hố, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, khai thác được khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, tăng sản phẩm cho xã hội và góp phần tăng trưởng kinh tế...

=> Như vậy, quan điểm về chất lượng tín dụng dưới góc độ NH, KH và xã hội có

sự mâu thuẫn. Ngân hàng ln mong muốn có thu nhập cao từ khoản vay, do vậy muốn duy trì mức lãi suất cho vay cao, thu được khoản vay đúng hạn... Ngược lại, KH muốn mức lãi suất thấp, thuận lợi trong thủ tục vay… Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của cả phía Ngân hàng và KH đều là mục tiêu lợi nhuận, cùng với đó là yêu cầu thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Do vậy, hoạt động của NH phải đáp ứng và dung hoà cả ba mục tiêu: lợi nhuận, an toàn, tăng trưởng bền vững.

Đối với NHTM chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của NHTM với sự thay đổi của mơi trường bên ngồi, thể hiện năng lực cạnh tranh của một NH. Hiểu đúng bản chất chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác nguyên nhân tồn tại của chất lượng tín dụng, sẽ giúp cho NH tìm được biện pháp kiểm sốt thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng.

Để đánh giá chất lượng tín dụng của hệ thống NH đối với DNVVN một cách chính xác, đầy đủ chúng ta phải xem xét và phân tích cả mặt lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng trên góc độ của NHTM, DNVVN và nền kinh tế xã hội nói chung.

Tuy nhiên, theo tác giả, quan hệ tín dụng giữa NH và KH là quan hệ đơi bên cùng có lợi trong sự tuân thủ các nguyên tắc cũng như định hướng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Ngân hàng đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng cũng có nghĩa là đáp ứng yêu cầu hợp lý của KH về lãi suất, thủ tục đơn giản, khơng phiền hà; từ đó thu hút KH đồng thời đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng,

phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH, góp phần làm lành mạnh tổ chức của DN. Xét trên diện rộng, đảm bảo chất lượng tín dụng NH sẽ đáp ứng các nhu cầu về vốn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương; nhằm xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân.

3.5ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh ba đình (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w