Nghĩa vụ của chủ thể thực hiện điều ước quốc tế về quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 30 - 32)

Trên phương diện pháp lý quốc tế, khi là thành viên của một ĐUQT về quyền con người, quốc gia có nghĩa vụ phải hiện thực hóa các quyền và tự do cơ bản của con người trên lãnh thổ quốc gia mình. Để đảm bảo cho q trình hiện thực hóa này, các ĐUQT về quyền con người đã xác định các nghĩa vụ rất cụ thể cho các quốc gia. Các nghĩa vụ này bao gồm: (i) Nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia;(ii) Nghĩa vụ tổ chức thực hiện pháp luật để đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người trong lãnh thổ quốc gia; (iii) Nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện ĐUQT về quyền con người… Được quy định trong ĐUQT về quyền con người nên các nghĩa vụ nêu trên

31

là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia thành viên ĐUQT. Để triển khai thực hiện các nghĩa vụ thành viên này, quốc gia sẽ quy định trong pháp luật quốc gia mình nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước.

1.2.3.1. Nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia

Với tư cách là thành viên của ĐUQT về quyền con người, quốc gia phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của các ĐUQT về quyền con người. Đây là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của quốc gia thành viên vì những chuẩn mực quốc tế về quyền con người khơng thể nằm ngồi khn khổ của pháp luật quốc gia. Nhiều ĐUQT về quyền con người đã xác định cụ thể nghĩa vụ này đối với các quốc gia thành viên. Khoản 2 Điều 2 Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “…mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết phù hợp với quy trình nêu trong Hiến pháp của mình và những quy định của Cơng ước để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác, nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các quyền được công nhận trong Công ước” [20, tr. 177]. Các quy định tương tự cũng được đề cập trong Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền trẻ em năm 1989…

Dựa trên sự phân định thẩm quyền giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, việc thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quốc gia giao cho hệ thống cơ quan lập pháp của quốc gia. Việc thực hiện nghĩa vụ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia đã được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện theo yêu cầu của các ĐUQT, cơ quan hành pháp và tư pháp của quốc gia mới có thể triển khai hoạch định và thực thi chính sách; thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội và văn hóa; bảo đảm các quyền cho mọi công dân.

1.2.3.2. Nghĩa vụ tổ chức thực hiện pháp luật để đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người trong lãnh thổ quốc gia

Nghĩa vụ này được thực hiện thông qua hoạt động chủ yếu của hệ thống cơ quan hành pháp và tư pháp của quốc gia.

- Nghĩa vụ tôn trọng quyền con người (obligation to respect): Nghĩa vụ này đặt ra trách nhiệm đối với quốc gia kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc thụ hưởng các quyền con người đã được ghi nhận trong các ĐUQT. Khoản 1 Điều 2 Cơng ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình các quyền đã được công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)