Về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 104 - 106)

99 thông tin đại chúng.

2.4.3. Về các biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên khác

Quá trình triển khai các biện pháp thực hiện nghĩa vụ thành viên khác còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, với nhiều chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động quốc

105

việc thiết kế và thực hiện chương trình. Một ví dụ đó là riêng trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo đã có ít nhất bốn chiến lược, chương trình liên quan là Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134) và Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).

Một vấn đề cũng nảy sinh khi triển khai các chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện quyền con người là sự điều phối giữa các chương trình chưa chặt chẽ, việc thiết kế chương trình đơi khi mang tính rời rạc dẫn đến phân tán tác động, khó khăn trong việc lồng ghép các chương trình vào ngân sách thường xuyên. Việc đánh giá, giám sát triển khai chương trình cịn phức tạp, chưa hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách và quá nhiều chương trình ở một số ngành. Điều đó đã dẫn đến sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm.

Thứ hai, sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện

nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ báo cáo quốc gia tình hình thực hiện ĐƯQT về quyền con người chưa chặt chẽ. Hiện nay, tùy vào nội dung và tính chất của các ĐUQT về quyền con người, nhiệm vụ chủ trì soạn thảo báo cáo quốc gia được giao cho Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ủy ban quốc gia về bảo vệ và chăm sóc trẻ em… Do tính chất của vấn đề quyền con người khá nhạy cảm nên một số bộ ngành cịn ngại cung cấp thơng tin khi được các cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo yêu cầu. Một số báo cáo quốc gia chỉ mới cung cấp thông tin về xây dựng, bổ sung hệ thống pháp luật và các chính sách mà thiếu các thơng tin, số liệu cụ thể mơ tả tình hình bảo đảm các quyền con người trên thực tế. Nội dung các báo cáo quốc gia gần giống nhau mặc dù nghĩa vụ báo cáo theo mỗi ĐUQT về quyền con người có những điểm đặc thù riêng. Những hạn chế đó làm cho các báo cáo quốc gia của Việt Nam thiếu tính thuyết phục khi bảo vệ trước các thiết chế giám sát nhân quyền quốc tế.

Thứ ba, công tác tuyên truyền phổ biến về nội dung các ĐUQT về quyền con

người mà Việt Nam là thành viên chưa tốt. Ngồi một số ít ĐUQT được dịch sang tiếng Việt và đưa vào chương trình giáo dục phổ thơng như Cơng ước về quyền trẻ em năm 1989, Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, hầu hết các ĐUQT về quyền con người đều chưa có cơ quan có thẩm quyền nào chịu trách nhiệm dịch chính thức ra tiếng Việt. Bản tiếng Việt của các ĐUQT

106

về quyền con người hiện nay đều do một số cá nhân, nhóm tác giả hoặc cơ quan, tổ chức quan tâm đứng ra dịch dẫn đến tình trạng về một ĐUQT nhưng có nhiều bản dịch với nội dung có sự khác nhau nhất định. Về nguyên tắc tất cả các bản dịch này đều không được coi là bản dịch chính thức. Việc tra cứu, tìm hiểu cịn khó khăn, nội dung các bản dịch trong nhiều trường hợp chưa thật chính xác, chưa đảm bảo độ tin cậy so với nội dung gốc của các ĐUQT.

Theo quy định tại Điều 69 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005, ĐUQT có hiệu lực đối với Việt Nam được cơng bố trên Công báo và Niên giám ĐUQT. Hằng năm, Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám ĐUQT mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Tuy nhiên, đối với các ĐUQT về quyền con người mà Việt Nam tham gia, quy định này hầu như không được áp dụng trên thực tế. Người dân khó có thể tìm thấy nội dung các ĐUQT trên công báo, trên website của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Nhiều khái niệm cơ bản về quyền con người cịn tương đối xa lạ với khơng ít cá nhân, tổ chức và cơ quan Việt Nam.

Thứ tư, trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân nên công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, nhận thức về quyền con người, quyền công dân chưa được chú trọng đúng mức. Điều đó cũng gây khó khăn, trở ngại cho việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Đặc biệt người dân còn chưa quan tâm sử dụng Hiến pháp, pháp luật như là một công cụ pháp lý hữu hiệu để tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.

Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống hành vi vi phạm quyền con người còn hạn chế. Các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề quyền con người dưới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền để chống phá Việt Nam của các thế lực phản động, thù địch. Trong khi đó các vấn đề nhân quyền trong nước ln được coi là nhạy cảm và ít khi được đề cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)