109 thiết chế giám sát quốc tế.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phục vụ mục tiêu chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của cá nhân cơng dân
bảo vệ chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của cá nhân cơng dân
Định hướng phát triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, một số thế lực thù địch, với mục tiêu và ý đồ chính trị, đã và đang tìm mọi cách xuyên tạc và vu cáo Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo và dân tộc. Các thế lực này thường vu cáo Việt Nam vi phạm các quyền dân sự, chính trị và các quyền tự do cá nhân, trong đó có việc hạn chế và đàn áp quyền tự do ngơn luận, tự do chính kiến; chỉ trích Việt Nam bắt giam và xét xử không theo chuẩn mực quốc tế những người mà họ gọi là “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền”; xun tạc chính sách đồn kết và bình đẳng giữa các tơn giáo, dân tộc của Nhà nước Việt Nam. Từ những luận điệu đó, các thế lực ra sức chỉ trích vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, địi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 quy định về vị trí và vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị của đất nước… Đây có thể nói là những hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, xâm phạm quyền tối cao ở trong nước và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế của Việt Nam - hai nội dung cụ thể của chủ quyền quốc gia.
Trong bối cảnh đó, hồn thiện cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người theo hướng phục vụ cho mục tiêu chủ động hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng. Hoàn thiện cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người, một mặt đáp ứng yêu cầu hình thành khn khổ pháp lý bảo đảm và thúc đẩy quyền con người theo yêu cầu của các ĐUQT về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia, mặt khác tạo điều
123
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chống lại mọi hành động nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Với sự vận hành hiệu quả của cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người, các quyền con người và quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo vệ và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực này càng khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề quyền con người, chủ động trước những âm mưu muốn lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây mất ổn định và xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Nghị quyết 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đã khẳng định “Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng XHCN” [38].
Trong thời gian tới, q trình hồn thiện cơ chế thực hiện ĐUQT về quyền con người địi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các ĐUQT mà Việt Nam là thành viên; đề xuất các biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong trường hợp ĐUQT mà Việt Nam là một bên thành viên bị vi phạm.