Thức tự nguyện thực hiện của các quốc gia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 49 - 51)

37 quyền hội họp hịa bình…

1.3.1. thức tự nguyện thực hiện của các quốc gia

50

Quốc gia là chủ thể tham gia đàm phán ký kết và cũng chính là chủ thể triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐUQT về quyền con người. Do đó, quốc gia có vai trị quyết định trong việc đảm bảo cho tính hiệu quả của cơ chế thực hiện ĐUQT. Nhận thức của quốc gia đối với việc tôn trọng, bảo đảm và thực hiện quyền con người sẽ ảnh hưởng đến ý thức thực hiện ĐUQT của quốc gia. Nhìn chung khi đã tự nguyện trở thành thành viên ĐUQT về quyền con người, quốc gia đã xem xét, cân nhắc về khả năng hiện thực hóa nội dung của ĐUQT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, về cơ bản quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được thụ hưởng các quyền đã được ghi nhận trong ĐUQT.

Mặc dù khác với pháp luật trong nước do chính quốc gia ban hành dựa trên yếu tố quyền lực nhà nước, pháp luật quốc tế nói chung và ĐUQT về quyền con người nói riêng được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia nhưng điều đó khơng có nghĩa là ĐUQT khơng thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của quốc gia. Khi tham gia đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các ĐUQT về quyền con người, các quốc gia ln nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Đó chính là sự kết hợp hài hịa giữa lợi ích của quốc gia và lợi ích của các cá nhân cơng dân cần được quốc gia bảo vệ. Những lợi ích này được quốc gia cố gắng thể hiện ở mức cao nhất trong ĐUQT do quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Thơng qua các quy phạm này, lợi ích của quốc gia kết hợp với lợi ích của cá nhân cơng dân khơng chỉ được đảm bảo ở bình diện mỗi quốc gia mà cả ở trên bình diện quốc tế. Chắc chắn quốc gia sẽ không tham gia ĐUQT nếu như lợi ích của quốc gia, lợi ích của cá nhân cơng dân khơng được đảm bảo. Chính vì vậy, xuất phát từ lợi ích của chính mình sau đó là lợi ích của các chủ thể khác và của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia sau khi đã trở thành thành viên của ĐUQT về quyền con người sẽ thực hiện ĐUQT đó một cách tận tâm, thiện chí.

Ngồi ra, trong Luật quốc tế, ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức và thái độ của quốc gia đối với các quy định của Luật quốc tế. Trải qua quá trình thực hiện chủ quyền quốc gia thông qua việc thực hiện hai chức năng cơ bản của Nhà nước là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, xuất phát từ yêu cầu phải tuân thủ các quy tắc trong quan hệ quốc tế cũng như các tập quán hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, ý thức pháp luật của các quốc gia ngày càng được nâng cao. Các quốc gia ngày càng xử sự một cách tự giác theo yêu cầu của các quy phạm pháp luật quốc tế. Nói cách khác q trình thực hiện ĐUQT nói chung và ĐUQT về quyền con người nói riêng của quốc gia ngày càng đầy đủ và triệt để.

51

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)