Tham gia các điều ước quốc tế khác về quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 71 - 74)

62 quốc gia như Hiến pháp hoặc các đạo luật.

2.1.3. Tham gia các điều ước quốc tế khác về quyền con ngườ

Bên cạnh các công ước quốc tế về quyền con người được ký kết trong khuôn khổ LHQ và ILO, Việt Nam đã tham gia nhiều ĐUQT khác về quyền con người. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dù đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Việt Nam đã gia nhập bốn công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh là Công ước Giơnevơ về bảo hộ dân thường trong chiến tranh, Công ước Giơnevơ về đối xử với tù binh, Cơng ước Giơnevơ về cải thiện tình cảnh của những người thuộc các lực lượng vũ trang trên biển bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tầu, Công ước Giơnevơ về cải thiện tình cảnh của những người thuộc các lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ bị thương hoặc bị bệnh. Các công ước này được Hội nghị ngoại giao về thiết lập các công ước quốc tế về bảo hộ nạn nhân chiến tranh thông qua ngày 12/8/1949 tại Giơnevơ.

Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia một số ĐUQT khác về quyền con người như Công ước về chống phân biệt đối xử trong giáo dục năm 1960 và các văn kiện về quyền con người của ASEAN. Là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào q trình xây dựng và thơng qua các văn kiện của ASEAN về quyền con người như Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong khu vực ASEAN năm 2004; Tuyên bố về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ

72

em năm 2004; Tuyên bố về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư năm 2007. Các văn kiện này của ASEAN đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực chung về quyền con người ghi nhận trong các công ước quốc tế được ký kết trong khn khổ LHQ, có tính đến những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của từng quốc gia thành viên cũng như của cả Hiệp hội.

Với số lượng các ĐUQT đáng kể, có thể nói q trình tham gia các ĐUQT về quyền con người của Việt Nam có nhiều thuận lợi, cụ thể:

- Thứ nhất, việc ký kết và tham gia các ĐUQT về quyền con người phù hợp với mục tiêu, phương hướng mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được nêu trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đảng XI vừa qua. Báo cáo chỉ rõ Việt Nam cần “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” [14, tr. 235]

- Thứ hai, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Việt Nam có những tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là cơ sở quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT về quyền con người.

- Thứ ba, Việt Nam đã ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT

năm 2005. Đây là cơ sở pháp lý qui định đầy đủ trình tự, thủ tục ký kết, gia nhập và bảo đảm thực hiện các ĐUQT. Với Luật này, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ có các bước đi cần thiết cho việc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT về quyền con người một cách hiệu quả.

- Thứ tư, tất cả các ĐUQT về quyền con người đều không bắt buộc quốc gia

thành viên phải áp dụng trực tiếp các quy định của ĐUQT. Để thực hiện ĐUQT, Việt Nam có thể bổ sung, sửa đổi hay xây dựng mới các quy định của pháp luật trong nước trên cơ sở nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật của quốc gia. Bằng cách đó, Việt Nam có thể giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐUQT.

- Thứ năm, nhiều nội dung của ĐUQT về quyền con người có sự tương thích

với pháp luật Việt Nam. Một số quy định khác tuy chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam nhưng cũng không trái với pháp luật Việt Nam và đa phần đều là những nội dung tiến bộ hướng tới mục đích tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

73

- Thứ sáu, ĐUQT về quyền con người, đặc biệt là ĐUQT được ký kết trong khuôn khổ LHQ hoặc ILO, thường là ĐUQT có số lượng quốc gia thành viên đơng đảo. Việt Nam hồn tồn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia này trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, quá trình tham gia ĐUQT về quyền con người của Việt Nam cũng gặp một số khó khăn:

- Mặc dù không nhiều nhưng quy định của một số ĐUQT về quyền con

người chưa có sự tương thích với pháp luật Việt Nam, đặc biệt có quy định cịn làm ảnh hưởng đến chủ quyền, quyền và lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế;

- ĐUQT về quyền con người là văn bản pháp lí quốc tế có nội dung phức tạp

nên việc nghiên cứu và đánh giá ĐUQT một cách tồn diện địi hỏi nhiều thời gian và công sức;

- ĐUQT về quyền con người cũng đặt ra nhiều nghĩa vụ mà một quốc gia khi trở thành thành viên cần phải thực hiện;

- Nhận thức về ĐUQT và ý thức tìm hiểu các quy định của ĐUQT về quyền con người chưa cao, nhìn chung cịn nhiều bất cập.

Chính vì những vấn đề nêu trên nên Việt Nam khá thận trọng khi quyết định tham gia một số ĐUQT về quyền con người được ký kết trong khuôn khổ LHQ và ILO như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cân nhắc thực hiện quyền bảo lưu một số quy định của ĐUQT. Bảo lưu của Việt Nam thường liên quan đến quy định về hạn chế quyền tham gia ĐUQT của các quốc gia không phải là thành viên LHQ (Điều 17 Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Điều 5 Công ước về không áp dụng các hạn chế luật định đối với tội phạm chiến tranh và tội phạm chống nhân loại năm 1968, Điều 48 Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966…); quy định về việc sử dụng Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp bất đồng liên quan đến việc giải thích hay thi hành ĐUQT khi có bất kỳ một bên tranh chấp u cầu (Điều 22 Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Điều 29 Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979)...

Bên cạnh việc đưa ra các bảo lưu, Việt Nam cũng không tham gia một số nghị định thư tùy chọn của các ĐUQT về quyền con người liên quan đến việc cho phép các cá nhân khiếu kiện quốc gia lên các thiết chế giám sát nhân quyền quốc tế và về xóa bỏ án tử hình như hai Nghị định thư tùy chọn Cơng ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966; Nghị định thư tùy chọn Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Nghị định thư tùy chọn Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)