99 thông tin đại chúng.
2.4.2. Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia
102
quyền công dân. Trong thời gian qua, nhất là từ khi đất nước được thống nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện nhằm thực hiện một cách đầy đủ quy định của các ĐUQT về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân trên thực tế. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập. Hệ thống pháp luật Việt Nam bị đánh giá là “chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các ĐUQT mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế đảm bảo thi hành pháp luật còn thiếu và yếu” [38]. Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên cũng được xác định là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật tồn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và cơng tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế.
Trong lĩnh vực quyền con người, những bất cập của hệ thống pháp luật thể hiện rõ nét ở một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu toàn diện. Mặc dù Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để chuyển hóa nội dung các ĐUQT về quyền con người mà Việt Nam là thành viên nhưng nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến quyền con người, quyền cơng dân cịn thiếu luật điều chỉnh như Luật điều chỉnh hoạt động lập hội, Luật điều chỉnh hoạt động biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân…
Thứ hai, văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định khung, khó áp dụng
trực tiếp vào các trường hợp cụ thể mà phải thông qua các văn bản hướng dẫn, giải thích. Các luật được ban hành là bước tiến quan trọng nhưng đôi khi luật chỉ đề cập đến nội dung các quyền và nguyên tắc chung đối với việc thực hiện các quyền. Trong khơng ít các luật, có nhiều quy định thực chất là quan điểm, đường lối chứ chưa có sự hướng dẫn cụ thể và cũng khơng có quy phạm pháp luật đảm bảo tương ứng để hỗ trợ thực hiện quyền con người. Sau khi luật được ban hành, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc phải ban hành các văn bản để hướng dẫn thi hành. Quá trình xây dựng luật vốn đã tốn nhiều thời gian nhưng trong thực tế còn bị kéo dài hơn nữa do việc thực hiện luật lại phụ thuộc vào những hướng dẫn do các cơ quan của Chính
103
phủ ban hành. Điều này làm cho nhiều quy định của luật không trực tiếp điều chỉnh được các quan hệ xã hội mà phải đợi văn bản hướng dẫn thi hành mới đi vào cuộc sống nên chưa phát huy hiệu lực trên thực tế.
Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công
dân đã ban hành cịn có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, còn thiếu minh bạch, thiếu ổn định. Những mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự về một số vấn đề như hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu là ví dụ cho sự mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Sự mâu thuẫn chồng chéo trong ba văn bản nêu trên chắc chắn làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sở hữu về nhà ở của công dân được quy định tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992.
Bên cạnh sự chồng chéo, mâu thuẫn, nội dung của các văn bản nhiều lúc chưa theo kịp với sự phát triển của thực tiễn, còn mang dấu ấn của ý muốn chủ quan của các cơ quan soạn thảo, ẩn chứa lợi ích cục bộ của ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương và có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước nhưng gây khó khăn phiền hà cho người dân. Điều này làm cho tính khả thi và dự báo của các văn bản chưa cao và dẫn đến việc các văn bản phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Hoạt động rà sốt, hệ thống hóa và pháp điển hóa văn bản chưa được các ngành quan tâm đầy đủ và thường xuyên.
Thứ tư, không phải tất cả các dự án luật liên quan đến quyền con người,
quyền công dân đều được đưa ra hỏi ý kiến của những đối tượng có liên quan, đặc biệt là những đối tượng bị tác động trực tiếp [78, tr. 68]. Không rõ ràng là những ý kiến đóng góp của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể và quần chúng nhân dân sẽ được xem xét tới mức độ nào trong quá trình xây dựng pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động tổ chức lấy ý kiến về các dự án luật chuẩn bị được ban hành đơi khi cịn mang tính hình thức. Nội dung phản biện xã hội đối với các luật mới ban hành chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ năm, về nguyên tắc, nội dung các ĐUQT về quyền con người mà Việt
Nam tham gia có thể được chuyển hóa vào các văn bản pháp luật quốc gia hoặc được áp dụng trực tiếp. Tuy nhiên, quy định về việc chuyển hóa và áp dụng trực tiếp ĐUQT, trong đó có ĐUQT về quyền con người, chỉ được thể hiện một cách ngắn gọn tại khoản 3 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005. Hoạt động sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm để thực hiện ĐUQT trên thực tế còn chậm. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về thời gian mà cơ quan có thẩm quyền phải ban hành, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản
104
pháp luật quốc gia cho phù hợp với nghĩa vụ thành viên ĐUQT về quyền con người. Ngoài ra, với quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền viện dẫn áp dụng trực tiếp các quy định của ĐUQT trước các cơ quan hữu quan, đồng thời họ có quyền khởi kiện để u cầu tịa án áp dụng các quy định của ĐUQT. Nhưng trên thực tế, nếu muốn áp dụng trực tiếp quy định của ĐUQT, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng khó có thể thực hiện vì vấn đề áp dụng trực tiếp cũng chưa được giải thích, hướng dẫn cụ thể trong bất kỳ văn bản nào khác.
Tương tự, các quy định về hiệu lực ưu tiên thi hành của các ĐUQT, trong đó có ĐUQT về quyền con người, so với các văn bản pháp luật quốc gia cũng không đầy đủ. Theo tinh thần của khoản 1 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005 thì quy định của ĐUQT về quyền con người sẽ được ưu tiên áp dụng so với các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia khi “có quy định khác nhau về cùng một vấn đề”. Quy định này chưa đề cập đến trường hợp về cùng một vấn đề mà trong luật quốc gia không quy định nhưng lại được quy định trong ĐUQT. Chính vì vậy, có thể giải thích trường hợp này theo hai hướng:
+ Thứ nhất, nhằm đảm bảo nguyên tắc Pacta sunt servanda, nguyên tắc xác lập nghĩa vụ đối với quốc gia phải tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có các ĐUQT về quyền con người, quy định của ĐUQT vẫn được áp dụng mặc dù pháp luật quốc gia không quy định. Theo hướng này phải chăng các quy định của ĐUQT về quyền con người đã được áp dụng trực tiếp tại Việt Nam?
+ Thứ hai, quy định của điều ước sẽ khơng được áp dụng bởi nó khơng thuộc trường hợp được đề cập trong nội dung khoản 1 Điều 6 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện ĐUQT năm 2005. Nếu giải thích theo cách này thì chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc Pacta sunt servanda,
Cả trên phương diện lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia (Thụy Điển, Đức), cách giải thích thứ nhất có nhiều điểm hợp lý hơn. Tuy nhiên, nó cũng rất cần được quy định một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật quốc gia để đảm bảo sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện quy định của các ĐUQT về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.