Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu số thu bảo hiểm xã hội

- Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Chỉ tiêu số thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các số thu sau:

+ Đóng góp của người lao động.

+ Đóng góp của người sử dụng lao động.

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho người lao động, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.

- Cơng thức tính

Số tiền = Tổng quỹ lương của đơn vị x Tỉ lệ thu theo %

Trong đó: Tổng quỹ lương của đơn vị là tổng tiền lương của người lao động được trả (theo hệ số hoặc trả bằng tiền mặt).

Tỉ lệ thu theo %: Theo quy trình thu BHXH, mức đóng của đơn vị được tính theo tỉ lệ %.

2.3.2. Chỉ tiêu số lượng lao động

- Số lượng lao động là chỉ tiêu biểu thị số người của một loại lao động nhất định trong doanh nghiệp tại thời điểm hay thời kỳ nào đó của năm báo cáo.

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số lượng lao động là thông tin xuất phát để thống kê các chỉ tiêu khác như kết cấu lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương bình quân...

Số lượng lao động theo tài liệu điều tra đều là số liệu thời điểm của các ngày trong tháng, trong năm nên nhiệm vụ của thống kê số lượng lao động là tính số lượng lao động bình qn.

- Cơng thức tính:

Tùy theo mức độ liên tục của quá trình thống kê số lượng lao động hàng ngày, số lượng lao động bình quân của kỳ báo cáo được tinh như sau:

Khi theo dõi liên tục các ngày trong kỳ báo cáo thì số lượng lao động bình qn trong kỳ được xác định theo cơng thức:

𝐿̅ = ∑ 𝐿𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑛 = ∑𝑚𝑗=1 𝐿𝑗𝑛𝑗 ∑𝑚 𝑛𝑗 𝑗=1 𝐿̅- Số lao động bình quân trong kỳ báo cáo, người.

Li - Số lượng lao động tại ngày thứ i, người. n - Số ngày của kỳ báo cáo, ngày.

Lj - Số lượng lao động theo số liệu thứ j, người.

nj - Số ngày có cùng số lượng lao động theo số liệu thứ j, ngày. M - Số nhóm số liệu được xét.

2.3.3. Chỉ tiêu tính lãi chậm đóng

Đơn vị đóng BHXH chậm so với thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH chưa đóng, trừ số tiền 2% quỹ lương, tiền cơng đóng BHXH được giữ lại trong kỳ.

Phương thức tính lãi: Vào ngày đầu hàng tháng, căn cứ số tiền chậm đóng phải chịu tính lãi chậm đóng phát sinh đến cuối tháng trước. Cơ quan BHXH tính số tiền lãi chậm đóng, đưa vào thơng báo kết quả đóng BHXH của đơn vị.

Cơng thức tính lãi chậm đóng BHXH: 𝐿𝑐đ𝑖 = 𝑃𝑐đ𝑖 × 𝑘

Trong đó:

Lcđi - Tiền lãi chậm đóng BHXH tính tại tháng i.

Pcđi - Số tiền BHXH chậm đóng q thời hạn phải tính lãi tại tháng i, được xác định như sau:

𝑃𝑐đ𝑖 = 𝑃𝑙𝑘𝑖 × 𝑆𝑝𝑠𝑖 (Đồ𝑛𝑔)

Trong đó:

Plki: Tổng số tiền BHXH phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề

tháng tính lãi i (Không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước cịn nợ nếu có).

Spsi: Số tiền BHXH phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác

định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: Số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi.

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 3 tháng, 6 tháng một lần: Số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

k: Lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%) xác định như sau: Đối với BHXH bắt buộc k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)