Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh
3.3.1. Yếu tố khách quan
* Yếu tố về chính trị, pháp luật
Thực tế hiện nay, mức phạt chậm đóng thấp hơn lãi suất vay ngân hàng, do đó, xét đến lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt chậm đóng để chiếm dụng quỹ BHXH. Hơn nữa, đối với các vi phạm trong việc không thực hiện đúng luật BHXH về tham gia BHXH cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, chưa có chế tài về xử lý hình sự, do đó chưa đủ răn đe đối với các đơn vị sử dụng lao động.
Mặt khác, cơ quan BHXH chỉ có quyền tính lãi chậm đóng nếu đơn vị nợ BHXH, khơng có quyền xử phạt vi phạm hành chính. Do đó khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm phát luật về BHXH, BHYT chỉ được phản ánh với cơ quan chức năng xử phạt dẫn đến phát hiện nhiều nhưng việc xử lý phức tạp, chậm trễ nên do đó xử lý được rất ít hoặc chưa bị xử lý. Tuy nhiên, cơ quan BHXH vẫn chỉ có thể tiếp tục đơn đốc, và chuyển danh
sách báo cáo UBND hoặc khởi kiện tòa án. Chức năng xử lý vi phạm khơng có dẫn đến hiệu quả của cơng tác kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ không cao.
Trong khi đó sự chỉ đạo của cơ quan Đảng và Chính quyền về thực hiện luật BHXH chưa nghiêm. Điều 8 Luật BHXH xác định rõ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc quản lý chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo mà chưa có biện pháp cứng rắn cụ thể. Điển hình như trong quản lý doanh nghiệp, địa phương mới chỉ quan tâm tạo thuận lợi cho DN để thu hút đầu tư, chưa kiên quyết yêu cầu DN tn thủ Luật BHXH, hoặc thậm chí có trường hợp đã đơn vị trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt do vi phạm pháp luật về BHXH nhưng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cũng chưa có những biện pháp, chế tài nghiêm khắc buộc chủ doanh nghiệp thực hiện.
Bảng 3.5. Đánh giá về yếu tố chính trị, pháp luật
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
1 Khung pháp lý quy định về BHXH 40 89 21 2 Sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy đảng và
chính quyền 70 55 25
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả)
Kết quả điều tra cho thấy yếu tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu BHXH cụ thể như sau: Về khung pháp lý quy định về BHXH: 73,33% doanh nghiệp được hỏi đồng ý rằng khung pháp lý quy định về BHXH có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH. 53,33% người được hỏi đồng ý rằng sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy đảng và chính quyền có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH.
* Quy mô của doanh nghiệp
Yên Bái là một tỉnh miền núi khó khăn, kinh tế chậm phát triển; nguồn thu, chi chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp; các đối tượng
thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo của tỉnh chiếm tỷ lệ trên 52%; quy mô doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa, nhỏ và siêu nhỏ; hình hình sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị sử dụng lao động trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, việc làm của người lao động không ổn định, thu nhập thấp; đời sống của đa số các hộ gia đình là khó khăn; điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia, thực hiện chính sách BHXH.
Theo kết quả điều tra cho thấy: Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc đóng BHXH.
Bảng 3.6. Đánh giá về quy mô doanh nghiệp
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
1 Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ 14 4 8 10 2 Doanh nghiệp có quy mơ vừa 10 18 10 12 3 Doanh nghiệp có quy mơ lớn 12 9 15 14 4 Lợi nhuận của doanh nghiệp 5 4 24 17 5 Tiền lương của người lao động 4 6 18 12
Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả
Phần lớn người được hỏi đều cho rằng quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH, cụ thể: Đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thì thường ít tham gia đóng BHXH hơn là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và lớn. Vì phần lớn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thì số lượng lao động ít, dễ thay đổi nên thường thuê lao động thời vụ, ngắn hạn. Chính vì vậy các doanh nghiệp này ít có xu hướng đóng BHXH cho người lao động. Trong khi các doanh nghiệp lớn lực lượng lao động lớn, lao động làm việc thường gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, có nội quy và quy chế làm việc doanh nghiệp rõ ràng, có tổ chức cơng đồn đứng lên bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH càng được chặt chẽ và quyền lợi của người lao động được quan tâm nhiều hơn, chấp hành luật BHXH tốt hơn và ngược lại.
Ngoài ra, lợi nhuận doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia BHXH cho người lao động. Cụ thể có 82% người được hỏi đồng ý và rất đồng ý cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn thường rất quan tâm đến chế độ chính sách cho người lao động, để tạo niềm tin và giúp người lao động ổn định cuộc sống, n tâm cơng tác chính vì vậy doanh nghiệp này có xu hướng tham gia BHXH cho người lao động một cách đầy đủ và đúng hạn nhằm giảm bớt chi phí phát sinh cho doanh nghiệp trong những trường hợp rủi ro.
Ngược lại, đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận nhỏ hoặc làm ăn thua lỗ, để tiếp tục hoạt động và giảm chi phí hoạt động các doanh nghiệp này thường có xu hướng trốn đóng hoặc nợ đọng tiền đóng BHXH cho người lao động, hoặc tuyển chọn lao động thời vụ ngắn hạn nhằm trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động.
* Trình độ nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về BHXH
- Ý thức của người sử dụng lao động
Ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động là nhân tố quan trọng quyết định các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý thu BHXH.
Nhận thức của người lao động có ý nghĩa quan trọng và là nguồn thúc đẩy các doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người lao động của đơn vị mình.
Bảng 3.7. Đánh giá của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5) Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
1 Tuyên truyền về trách nhiệm khi tham
gia BHXH 24 30 84 12
3 Nhận thức về quyền lợi của doanh nghiệp
khi tham gia BHXH 9 21 66 54
4 Nhận thức về quy định BHXH 12 36 45 57 5 Nhận thức về hình thức xử phạt khi trốn
đóng, nợ đọng BHXH 15 27 36 42
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả)
Qua số liệu thu thập điều tra cho thấy: người sử dụng lao động đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng BHXH cho người lao động do đơn vị mình quản lý như sau: Có 64% người sử dụng lao động được hỏi đồng ý rằng việc tuyên truyền về trách nhiệm khi tham gia BHXH ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của đơn vị. Với ý kiến về nhận thức trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia BHXH thì số lượng đồng ý chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 76% và 80%. 62% người sử dụng lao động được hỏi cho rằng nhận thức về quy định BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia BHXH. Tuy nhiên chỉ có 52% người được hỏi cho rằng khi nhận thức được về hình thức xử phạt khi trốn đóng và nợ đọng BHXH có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH. Có lẽ do hiện nay các chế tài và hình thức xử lý các đối tượng trốn đóng và nợ đọng BHXH chưa đủ mạnh để răn đe các đối tượng có hành vi trốn đóng và nợ đọng BHXH.
- Nhận thức của người lao động
Người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức về BHXH chưa đầy đủ thậm chí cịn nhiều lao động chưa từng nghe khái niệm BHXH, nhiều lao động khơng hiểu BHXH để làm gì, nhiều người lao động lầm tưởng BHXH với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm này đã tác động xấu đến công tác thu nộp BHXH trên địa bàn.
Nhiều người lao động có hiểu biết về pháp luật lao động nhưng vì thu nhập thấp trước mắt, hoặc sợ mất việc nên chưa có ý thức tham gia, khơng địi hỏi quyền lợi lâu dài của mình đối với người sử dụng lao động mà ngược lại thỏa thuận với người sử dụng lao động để trốn đóng BHXH.
Nhận thức của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý thu BHXH. Khi các doanh nghiệp đóng đầy đủ các khoản theo quy định thì quyền lợi của người lao động được đảm bảo.
Để nâng cao nhận thức của người lao động về BHXH, năm 2018 BHXH tỉnh Yên Bái tiếp tục ký quy chế phối hợp với 26 sở, ban, ngành, đồn thể chính trị - xã hội trong tỉnh; xây dựng kế hoạch tuyên truyền năm 2018 theo đúng hướng dẫn của BHXH Việt Nam; phối hợp với các ngành và các đơn vị liên quan tổ chức toàn tỉnh đã tổ chức 183 hội nghị, tập huấn, đối thoại. Phối hợp với các cơ quan thông tấn Trung ương và địa phương tổ chức sản xuất 359 chuyên mục, phóng sự, tin bài tun truyền chính sách BHXH, BHYT trên sóng phát thanh, truyền hình và báo chí đảm bảo hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong việc chấp hành và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT tại địa phương. Ngồi ra, đã phối hợp với các cơ quan truyền thông khác như Tạp chí BHXH Việt Nam, Tạp chí Việt Nam Hội nhập, Tạp chí Văn hóa doanh nghiệp, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Báo dân tộc đăng tải 17 tin bài. BHXH tỉnh đã tổ chức quản lý tốt hoạt động Trang thông tin điện tử, nâng cấp đổi mới kết cấu, giao diện Trang thông tin điện tử hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ truyền thơng của ngành. Đến ngày 31/12/2018 có 201 tin, bài của cán bộ, viên chức trong hệ thống BHXH tỉnh được đăng trên Trang thông tin điện tử và tập trung đăng tải văn bản, biểu mẫu liên quan đến chính sách BHXH, BHYT để bạn đọc được biết.
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp mức độ nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội
Chỉ tiêu Điểm TB Ý nghĩa
1 Tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia
BHXH 3,76
Đồng ý
đóng BHXH
3 Khả năng tiếp cận với thông tin về BHXH 3,76 Đồng ý 4 Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của
BHXH 3,92
Đồng ý
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả)
Theo số liệu điều tra cho thấy mức độ nhận thức của người lao động về BHXH trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhìn chung đạt mức khá cao điểm trung bình trên 3,6/5 cụ thể: Mức độ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của BHXH của người lao động có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tham gia BHXH đạt mức trung bình 3,92/5 điểm, mức độ tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia BHXH và khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH với mức điểm là 3,76/5. Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc đóng BHXH thấp nhất là 3,6/5 điểm. Điều đó cho thấy nếu người lao động có nhận thức một cách đầy đủ về vai trị và tầm quan trọng của BHXH sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tham gia BHXH, vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của BHXH cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH.
Theo kết quả điều tra 150 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy:
Bảng 3.9. Đánh giá nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
1 Tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia BHXH 21 24 75 30
2 Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc đóng
BHXH 3 15 30 90 12
3 Khả năng tiếp cận với thông tin về BHXH 6 36 96 12
4 Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của
BHXH 3 12 21 69 45
Kết quả điều tra cho thấy nhận thức của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu BHXH cụ thể như sau: Về mức độ tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia BHXH: 70% doanh nghiệp được hỏi đồng ý rằng mức độ tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia BHXH ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH của người lao động. 20% rất đồng ý. 68% người được hỏi đồng ý rằng trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH. Ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng khả năng tiếp cận công nghệ thơng tin và nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của BHXH ảnh hưởng lớn đến việc tham gia BHXH của người lao động.