Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 55 - 63)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đơng Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đơng giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. n Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngồi nước.

* Đặc điểm địa hình

n Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đơng Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đơng Nam: phía Tây có dãy Hồng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sơng Hồng và sơng Chảy, phía Đơng có dãy núi đá vơi nằm kẹp giữa sông Chảy và sơng Lơ. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích tồn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất

đai, lâm sản, khống sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

* Khí hậu

n Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37 - 390C, thấp nhất từ 2 - 40C); Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Nam Văn Chấn thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng Nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục n - n Bình có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và ni trồng Thủy sản, có tiềm năng du lịch.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

n Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.887,45 km2. Trong đó diện tích nhóm đất nơng nghiệp chiếm 85,35% diện tích đất tự nhiên, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 7,81%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 6,84%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62,9%, đứng thứ 2 trong cả nước (theo số liệu niên giám thống kê năm 2018). Tỉnh n Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây màu, cây cơng nghiệp hàng năm và cây cơng nghiệp lâu năm, trồng rừng phịng hộ và trồng rừng kinh tế... Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển cơng nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 231.563,7 ha, diện tích rừng trồng

174.667,1 ha, sản lượng gỗ có thể khai thác đạt gần 459.050m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa. Yên Bái có diện tích quế lớn nhất nước và chất lượng quế thuộc vào loại tốt nhất, lượng hàng năm thu hoạch trên 9.000 tấn vỏ quế khô/năm. Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thể tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng là lợi thế lớn trong phát triển chăn ni các loại trâu, bị, dê... và các loại gia cầm.

- Tài nguyên nước

n Bái có 3 hệ thống sơng suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2. Hệ thống chi lưu phân bố tương đối đồng đều trên tồn tỉnh. Do đặc điểm sơng, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nhà máy Thủy điện Thác Bà là nhà máy Thủy điện đầu tiên của Việt Nam. Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ thống sơng Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển Thủy điện. Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên 19.500 ha mặt nước là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng Thủy sản.

- Tài nguyên rừng

Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu. Theo số liệu niên giám thống kê đất đai đến năm 2018, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh có 464.892 ha, chiếm 67,50% diện tích tự nhiên,

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khống chất cơng nghiệp, kim loại và nước khoáng. Tỉnh Yên Bái có trữ lượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng

khoảng 200 triệu tấn, quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường trên 450 triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn.

3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội * Về kinh tế

Theo số liệu thống kê năm 2018 tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) ước đạt 6,31% (năm 2017 là 6,19%). Trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thủy sản 4,2%; Công nghiệp - Xây dựng 8,96%; Dịch vụ 5,86%; Thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm 6,37%.

Biều đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2018

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái đang chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2016 2017 2018 47.02 47.66 47.07 25.41 25.85 26.24 24.08 23.05 21.9 3.49 3.44 4.82 Dịch vụ

Công nghiệp - Xây dựng

Nông lâm nghiệp và

thủy sản

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

- Thu nhập bình quân đầu người tính theo GRDP (giá thực tế) năm 2016 đạt 27,86 triệu đồng; năm 2017 đạt 29,71 triệu đồng, năm 2018 ước đạt 33,6 triệu đồng, bằng 108,4% kế hoạch năm (kế hoạch là 31 triệu đồng), tăng 13,1% so với năm 2017.

- Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản: Năm 2018, tăng trưởng ngành nông nghiệp ước đạt 4,03%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 307.405 tấn, bằng 102,5% kế hoạch năm.

- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 ước đạt 9.700 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2017; cơ cấu nội ngành chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo.

- Thương mại, dịch vụ, du lịch: Tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhà đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ trên địa bàn; ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế của tỉnh, trong đó phát triển mạnh các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục... Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 tăng 12,5%, giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 23,1% so năm 2017. Năm 2018, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 280,5 tỷ đồng, thu hút trên 525.000 lượt du khách.

- Thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2018 ước đạt 11.040 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch; cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tiếp tục giảm, vốn đầu tư ngoài ngân sách tăng lên. Năm 2018 tồn tỉnh có 220 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 08 doanh nghiệp so năm 2017), tổng số doanh nghiệp đến hết năm 2018 là 1.930 doanh nghiệp, cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 46 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 2.081 tỷ đồng (tăng 01 dự án so với năm 2017 và giảm 13.356 tỷ đồng vốn đăng ký so với năm 2017).

- Tài chính ngân hàng: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả vượt bậc, năm 2018 ước đạt 2.900 tỷ đồng, bằng 130,7% kế hoạch, tăng 15% so năm 2017.

* Về văn hóa - xã hội

Phát triển khá tồn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; thông tin, truyền thông; khoa học, công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Tổng số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia ước đạt 185 trường, bằng 108,8% kế hoạch năm (kế hoạch là 170 trường), tăng 14,2% so với năm 2017; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tại 180 xã, phường, thị trấn đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 179 xã, phường, thị trấn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

- Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công tác y tế dự phịng, vệ sinh an tồn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được quan tâm.

- Lao động, việc làm và an sinh xã hội: Số lao động được tạo việc làm mới năm 2018 ước đạt 18.300 lao động, bằng 101,7% kế hoạch năm (kế hoạch là 18.000 lao động), tăng 0,7% so với năm 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 54% (bằng 100% kế hoạch), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ cơng nhận kết quả đào tạo ước đạt 27,8% (bằng 100% kế hoạch). Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 4,29% so với năm 2017, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải ước giảm 7%. Đã hỗ trợ làm nhà cho 1.278 hộ gia đình người có cơng khó khăn về nhà ở, bằng 101,18% kế hoạch (gồm 799 nhà xây mới và 479 nhà sửa chữa).

- Văn hố, thể thao, thơng tin truyền thông: Tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là Chương trình kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái đã khơi dậy niềm kính yêu với Bác và quyết tâm xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc, cùng cả nước vững bước trên con

đường đổi mới, hội nhập. Công tác thông tin, tuyên truyền đã chủ động định hướng dư luận, công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách và hoạt động quản lý điều hành của chính quyền các cấp.

3.1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Những năm vừa qua, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút đầu tư đi đơi với cải cách thủ tục hành chính tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống thuận lợi cho phát triển các thành phần kinh tế. Chỉ số PCI của tỉnh từng bước được cải thiện, nâng lên (năm 2014: 55; năm 2015: 51; năm 2016: 47; năm 2017: 46; năm 2018: 62,22). Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, tỉnh đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm của tỉnh và ban hành các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 2011-2015, số doanh nghiệp tăng từ 1.091 doanh nghiệp lên 1.413 doanh nghiệp (tăng thêm 322 doanh nghiệp), trung bình hàng năm có 140 doanh nghiệp thành lập mới và 50 doanh nghiệp giải thể. Đến hết năm 2018 có tổng số 1.937 doanh nghiệp.

Bảng 3.1. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- %

1. DN ngoài quốc doanh 1556 1737 1902 181 11,63 165 9,5 - Công ty TNHH 840 980 1119 140 16,67 139 14,18 - Công ty CP 363 391 433 28 7,71 42 10,74 - DN tư nhân 353 366 350 13 2,68 -16 -4,37

2. DN FDI 20 22 22 2 10,00 0 0

3. DN có vốn ĐTNN 15 15 13 0 0 -2 -13,33

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Yên Bái)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm thị phần lớn trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể: năm 2016 chiếm 97,80%, năm 2017 chiếm 97,91%, năm 2018 là 98,19%. Số lượng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có xu hướng tăng năm 2017 tăng 11,63% so với năm 2016, năm 2018 tăng 165 doanh nghiệp so với năm 2017 tương ứng tăng 9,5%.Trong các loại hình doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì cơng ty TNHH chiếm số lượng lớn và có hướng tăng qua các năm: năm 2017 tổng số lượng công ty TNHH là 980 doanh nghiệp, tăng 140 doanh nghiệp so với năm 2016, năm 2018 tăng 139 doanh nghiệp so với năm 2017 đạt 1119 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhìn chung chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cịn sử dụng cơng nghệ lạc hậu, công nghệ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)