5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái
Thông qua thực tế thực hiện công tác quản lý thu và kết quả đạt được của một số nước trên thế giới và từ một số địa phương trong nước, tác giả rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau:
- Công tác dự báo phải được coi trọng để có những căn cứ khoa học nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách sát thực, khả thi. Đồng thời phải thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình mới.
- Cần chủ động, sáng tạo trong công tác; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách dưới nhiều hình thức khác nhau; đồng thời thực hiện cải cách hành chính, nhằm tạo sự đồng thuận của người tham gia, để biến quá trình nhận thức về việc tham gia BHXH từ bắt buộc sang tự giác tự nguyện.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Chính sách BHXH gần gũi với người dân, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận và tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH ngày càng dễ dàng và thuận lợi hơn, các dịch vụ công trực tuyến về BHXH được cơ quan BHXH triển khai đồng bộ, hiện đại trên nền tảng số hóa.
- Hệ thống BHXH từng bước được xây dựng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Tổ chức quản lý, thu BHXH đúng quy định; Cấp sổ BHXH kịp thời; Tiếp nhận, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH đúng kỳ, thuận lợi, đầy đủ, an toàn.
- Sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các ngành, các cấp trong công tác thu hồi nợ đọng BHXH.
- Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành với Ngành BHXH trong tuyên truyền, triển khai phát triển đối tượng BHXH.
- Mở rộng các đại lý thu BHXH, nâng cao trình độ và tăng cường đào tạo các nhân viên của đại lý thu để hiểu rõ về BHXH.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung trả lời 3 câu hỏi sau:
- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái?
- Cần đề xuất những giải pháp gì nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới?
2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin, tư liệu (số liệu, tài liệu) là việc làm rất cần thiết, bao gồm thông tin, tư liệu thứ cấp, thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tư liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề ra giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và cơ sở.
2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong luận văn thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động, số doanh nghiệp và người lao động tham gia BHXH, số thu BHXH.... Thông qua được những tài liệu sau: Sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Yên Bái, báo cáo của BHXH tỉnh Yên Bái... giai đoạn 2016-2018
Thu thập tài liệu thông qua các tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu về thu BHXH. Các tư liệu này sẽ dùng làm cơ sở lý luận và thực tiễn
phân tích thực trạng quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là thông tin chưa được xử lý, tổng hợp được thu thập qua các cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, lãnh đạo BHXH tỉnh Yên Bái, các doanh nghiệp và người lao động.
Phương pháp điều tra, khảo sát dựa trên phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra.
+ Thông tin thu thập:
+ Đối tượng khảo sát: chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Khi lựa chọn đối tượng điều tra tác giả lựa chọn ưu tiên là chủ doanh nghiệp, khi chủ doanh nghiệp vắng mặt thì tác giả lựa chọn cán bộ quản lý có chức vụ gần nhất với chủ doanh nghiệp.
+ Quy mô chọn mẫu: 150 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:
𝑛 = 𝑁
1 + 𝑁 ∗ 𝑒2
Trong đó: n: cỡ mẫu
N: Tổng thể mẫu e2: Sai số
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 8%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,08. Ta có N= 1902 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Thay vào công thức ta có n= 144 mẫu. Để đảm bảo tính khoa học và có ý nghĩa về mặt thống kê, tác giả đã tiến hành điều tra 150 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.1. Số doanh nghiệp chọn điều tra, phỏng vấn
STT Đối tượng điều tra Tổng số DN Số DN điều tra
1 Công ty TNHH 1119 90
2 Công ty CP 433 33
3 DN tư nhân 350 27
Tổng số 1902 150
(Nguồn: Tính toán của tác giả theo công thức Slovin) + Nội dung khảo sát: đã được chuẩn bị thông qua bảng hỏi (Phụ lục
số 1)
+ Phạm vi khảo sát: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái + Thời gian khảo sát: Tháng 9-10/2019
+ Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện cho việc điều tra.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các thông tin đã thu thập được tiến hành tổng hợp phục vụ cho mục đích phân tích. Phương pháp được sử dụng để tổng hợp thông tin là phân tổ thống kê. Kết quả tổng hợp được sẽ được trình bày dưới hai hình thức là bảng thống kê và biểu đồ.
- Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vi của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua để đi tới kết luận.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phân tích thống kê
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu được sử dụng để mô tả các đặc trưng cơ bản của dữ liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2018.
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có những nhận xét chính xác về quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu số thu bảo hiểm xã hội
- Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Chỉ tiêu số thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các số thu sau:
+ Đóng góp của người lao động.
+ Đóng góp của người sử dụng lao động.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho người lao động, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.
- Công thức tính
Số tiền = Tổng quỹ lương của đơn vị x Tỉ lệ thu theo %
Trong đó: Tổng quỹ lương của đơn vị là tổng tiền lương của người lao động được trả (theo hệ số hoặc trả bằng tiền mặt).
Tỉ lệ thu theo %: Theo quy trình thu BHXH, mức đóng của đơn vị được tính theo tỉ lệ %.
2.3.2. Chỉ tiêu số lượng lao động
- Số lượng lao động là chỉ tiêu biểu thị số người của một loại lao động nhất định trong doanh nghiệp tại thời điểm hay thời kỳ nào đó của năm báo cáo.
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số lượng lao động là thông tin xuất phát để thống kê các chỉ tiêu khác như kết cấu lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương bình quân...
Số lượng lao động theo tài liệu điều tra đều là số liệu thời điểm của các ngày trong tháng, trong năm nên nhiệm vụ của thống kê số lượng lao động là tính số lượng lao động bình quân.
- Công thức tính:
Tùy theo mức độ liên tục của quá trình thống kê số lượng lao động hàng ngày, số lượng lao động bình quân của kỳ báo cáo được tinh như sau:
Khi theo dõi liên tục các ngày trong kỳ báo cáo thì số lượng lao động bình quân trong kỳ được xác định theo công thức:
𝐿̅ = ∑ 𝐿𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑛 = ∑𝑚𝑗=1 𝐿𝑗𝑛𝑗 ∑𝑚 𝑛𝑗 𝑗=1 𝐿̅- Số lao động bình quân trong kỳ báo cáo, người. Li - Số lượng lao động tại ngày thứ i, người. n - Số ngày của kỳ báo cáo, ngày.
Lj - Số lượng lao động theo số liệu thứ j, người.
nj - Số ngày có cùng số lượng lao động theo số liệu thứ j, ngày. M - Số nhóm số liệu được xét.
2.3.3. Chỉ tiêu tính lãi chậm đóng
Đơn vị đóng BHXH chậm so với thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH chưa đóng, trừ số tiền 2% quỹ lương, tiền công đóng BHXH được giữ lại trong kỳ.
Phương thức tính lãi: Vào ngày đầu hàng tháng, căn cứ số tiền chậm đóng phải chịu tính lãi chậm đóng phát sinh đến cuối tháng trước. Cơ quan BHXH tính số tiền lãi chậm đóng, đưa vào thông báo kết quả đóng BHXH của đơn vị.
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH: 𝐿𝑐đ𝑖 = 𝑃𝑐đ𝑖 × 𝑘
Trong đó:
Lcđi - Tiền lãi chậm đóng BHXH tính tại tháng i.
Pcđi - Số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i, được xác định như sau:
𝑃𝑐đ𝑖 = 𝑃𝑙𝑘𝑖 × 𝑆𝑝𝑠𝑖 (Đồ𝑛𝑔)
Trong đó:
Plki: Tổng số tiền BHXH phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (Không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: Số tiền BHXH phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: Số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi.
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 3 tháng, 6 tháng một lần: Số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
k: Lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%) xác định như sau: Đối với BHXH bắt buộc k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái
3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
* Đặc điểm địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất
đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
* Khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37 - 390C, thấp nhất từ 2 - 40C); Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Nam Văn Chấn thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực