Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 95 - 97)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế

- Trong q trình triển khai thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, một số chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chính sách BHXH, chưa tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm đến quyền lợi lâu dài của người lao động theo quy định; một số người lao động cũng chưa hiểu biết hết quyền lợi và trách nhiệm trong thực hiện chính sách, pháp luật BHXH; Tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, ý thức chấp hành luật BHXH, BHYT của chủ sử dụng lao động ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh còn yếu kém, dẫn đến chây ỳ nộp BHXH.

- Cơng tác thu và thu nợ cịn gặp khơng ít khó khăn. Hiện bộ tài chính vẫn chưa cấp đủ kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh năm 2018, số nợ ngân sách còn phải đóng năm 2018 là 30,033 tỷ đồng và nợ đóng hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện là 614 triệu đồng.

- Phần lớn các đơn vị sản xuất và doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái là vừa và nhỏ, số lao động ít, tình hình sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, trong khi đó tiền lương tháng đóng BHXH tăng lên theo mức lương tối thiểu vùng hàng năm, đây là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng chậm đóng, nợ BHXH ở nhiều doanh nghiệp. Đối tượng vận động tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là các hộ gia đình làm nghề tự do thu nhập thấp, ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình. Cơng tác phát triển đối tượng tham gia BHXH cịn gặp nhiều khó khăn, vẫn cịn nhiều đơn vị doanh nghiệp khơng đóng, trốn đóng BHXH cho người lao động nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, thương mại dịch vụ; Một số doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH kéo dài dẫn đến việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ chính sách cho người lao động cịn vướng. Tính đến 31/3/2019, tổng số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ phải tính lãi là 21,247 tỷ đồng, tăng 7,224 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

- Một số chính sách BHXH liên quan đến đối tượng có thời gian giữ chức danh xã Đội phó, Phó cơng an xã tham gia đóng BHXH theo Nghị định số 40/1999/NĐ-CP và Nghị định 46/2000/NĐ-CP hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể do vậy khơng có cơ sở để trả lời, giải quyết chế độ cho đối tượng.

- Công tác thanh tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực BHXH còn hạn chế, chưa kịp thời và kiên quyết. Một số đơn vị cố tình khơng chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính như: Cơng ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Nhung; Công ty TNHH Sông Hồng; Công ty TNHH Thiện Yên không nộp số tiền nợ dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, hiệu quả của công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

- Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá thanh tốn chi phí KCB trong một số trường hợp có hiệu lực từ 15/7/2018. Tuy nhiên đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản hướng dẫn để giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhưng đến 30/11/2018 Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư số 39/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá thanh tốn chi phí KCB trong một số trường hợp có hiệu lực từ ngày 15/01/2019 mà áp giá dịch vụ KCB theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ lại áp dụng từ ngày 15/12/2018 do vậy trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

- Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, có hiệu lực từ ngày 01/12/2018, tuy nhiên đến nay Bộ Y tế chưa có Thơng tư hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, một số cơ sở dữ liệu chưa đảm bảo liên thơng trong phạm vi tồn quốc; một số phần mềm nghiệp vụ còn nhiều lỗi; hệ thống mạng, thiết bị cung cấp cho các đơn vị cịn thiếu và chưa đồng bộ. Chưa có phần mền kết nối dữ liệu liên quan đến chính sách BHTN giữa BHXH với Trung tâm dịch vụ việc làm do vậy đã khó khăn trong cơng tác quản lý người hưởng trợ cấp BHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)