Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý trường hợp vi phạm về bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 109 - 111)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh

4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý trường hợp vi phạm về bảo hiểm

hiểm xã hội

Tăng cường đổi mới công tác quản lý cán bộ, chú trọng và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của đội ngũ cán bộ CCVC, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện đúng nội quy, quy chế làm việc. Thường xuyên, giám sát, kiểm tra công vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ CCVC trong ngành. Đồng thời biểu dương kịp thời gương điển hình tiên tiến, kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2018, toàn ngành BHXH đã tiến hành thanh tra chuyên ngành tại 8.447 đơn vị, doanh nghiệp; kiểm tra tại 11.135 đơn vị; thanh tra kiểm tra liên ngành tại 5.761 đơn vị, doanh nghiệp.

Kết quả, về đối tượng đóng: Đã phát hiện 48.562 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền truy đóng là 140,7 tỷ đồng.

Về mức đóng: Phát hiện 48.689 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 54,9 tỷ đồng.

Về phương thức đóng: Tổng số tiền các đơn vị, doanh nghiệp nợ trước khi có Quyết định thanh tra, kiểm tra là 3.815 tỷ đồng; số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong và sau thời gian thanh tra, kiểm tra là 2.121 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra cơng tác chi trả chế độ BHXH, BHXH Việt Nam đã yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH số tiền 12,1 tỷ đồng do người lao động tại đơn vị hưởng chế độ BHXH không đúng quy định.

Từ thực tiễn tình hình trốn tránh, nợ đọng BHXH trên cả nước nói chung và tỉnh n Bái nói riêng cịn diễn biến phức tạp vì vậy rất cần sự chung tay của tồn xã hội để cùng tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ngoài quốc doanh trốn tránh, nợ đọng BHXH như sau:

- BHXH thực hiện việc thanh tra đột xuất tất cả các đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên, mà phần mềm thu đã tự động cảnh báo. Các đợt thanh tra sẽ có quyết định xử lý và gửi kết quả xử lý đến các cơ quan Cơng an, Tịa án, Viện Kiểm sát, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)... làm căn cứ xử lý hình sự.

- BHXH tăng cường phối hợp với các bộ, ngành hữu quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực BHXH và xây dựng hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về BHXH sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- BHXH tỉnh triển khai và đơn đốc, chỉ đạo BHXH các huyện thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thanh tra, kiểm tra liên ngành ban hành kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-BHXH ngày 2/11/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đồng thời thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý.

- BHXH cũng tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình tham gia BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đăng ký với cơ quan thuế nhưng chưa tham gia BHXH nhằm đảo bảo quyền lợi cho người lao động.

- BHXH nên tổ chức trao đổi, tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là tập huấn kỹ năng cho cán bộ để nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra; phối hợp hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để triển khai ứng dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường theo dõi, đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của BHXH tỉnh, các huyện.

- Khuyến khích các tổ chức cơng đồn khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH. Hiện nay tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trân địa bàn tỉnh Yên Bái đều do các doanh nghiệp lập ra và trả lương cho đội ngũ này. Cán bộ cơng đồn chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm tại doanh nghiệp, nên việc đứng lên bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người lao động cịn hạn chế. Chính vì điều này mà ít cơng đồn đứng ra khởi kiện doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần phải trang bị kiến thức để lực lượng này dám đứng lên bảo vệ lợi ích cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)