Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh
4.2.5. Áp dụng công nghệthông tin để quản lý các đối tượng và quỹ lương
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong những năm trở lại đây, công tác ứng dụng công nghệ thông tin được BHXH Việt Nam đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành; hệ thống cấp số định danh quản lý người tham gia BHXH được thống nhất trên phạm vi toàn quốc... Đến nay BHXH Việt Nam đã cung cấp được 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tổng số số hồ sơ thực hiện giao dịch điện tử là gần 44 triệu hồ sơ.
Hiện nay, toàn bộ ứng dụng công nghệ thông tin ngành BHXH đã được triển khai theo kiến trúc Chính phủ điện tử được xây dựng theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Trung tâm Ðiều hành hệ thống công nghệ thông tin của ngành BHXH được triển khai xây dựng và bắt đầu vận hành là kết quả tổng hợp từ một quãng thời gian dài hệ thống BHXH đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin …
Năm 2017, 2018 được coi là năm đột phá với nhiều hoạt động phục vụ định hướng hiện đại hóa ngành BHXH được triển khai quyết liệt và có hiệu quả, như: Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH để số hóa tài liệu lưu trữ của ngành; phần mềm giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, giải quyết chế độ BHXH; hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm "Tiếp nhận và quản lý hồ sơ"; cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam là điểm truy cập duy nhất của BHXH Việt Nam trên môi trường Internet cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động, chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH tiếp nhận các yêu cầu giao dịch điện tử, khai thác thông tin, dữ liệu về BHXH của tổ chức, cá nhân.
Để quản lý đối tượng và quỹ lương của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt hiệu quả cao thì yêu cầu cấp thiết là cần ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý như sau:
Thứ nhất, chú trọng việc cải cách hành chính song song với ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục rà sốt và chuẩn hóa các các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chí tích hợp và quản lý bằng cơng nghệ thơng tin thay vì tin học hóa những quy trình thủ cơng đã có. Đây là cơ sở để ứng dụng cơng nghệ thơng tin có thể triển khai hiệu quả và tạo sự chuyển biến rõ rệt.
Thứ hai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo tính khả khi về nguồn lực triển khai; đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời bám sát lộ trình, mục tiêu dài hạn về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thơng tin của Ngành. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức triển khai tùy theo tình hình thực tế (thực hiện dưới hình thức dự án hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo quyết định 80/QĐ-TTg). Triển khai kiến trúc chính phủ điện tử của Ngành phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử quốc gia.
Thứ ba, tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, cơng chức, viên chức trong tồn ngành về vai trị, lợi ích của việc
ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời nêu cao tinh thần sẵn sàng học hỏi nâng cao trình độ sử dụng cơng nghệ thơng tin; Đưa tiêu chí ứng dụng cơng nghệ thông tin vào một trong những nội dung đánh giá kết quả hồn thành cơng việc của các đơn vị, cán bộ trong Ngành. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành kết hợp với thuê dịch vụ quản lý vận hành.