Nguồn số liệu và phương pháp thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 49 - 52)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin, tư liệu (số liệu, tài liệu) là việc làm rất cần thiết, bao gồm thông tin, tư liệu thứ cấp, thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tư liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý và phân tích thơng tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề ra giải pháp xác thực giúp cho việc hồn thiện cơng việc nghiên cứu của mình và cơ sở.

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thơng tin đã có sẵn, được các cơ quan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố. Trong luận văn thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động, số doanh nghiệp và người lao động tham gia BHXH, số thu BHXH.... Thông qua được những tài liệu sau: Sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Yên Bái, báo cáo của BHXH tỉnh Yên Bái... giai đoạn 2016-2018

Thu thập tài liệu thơng qua các tài liệu tham khảo, cơng trình nghiên cứu về thu BHXH. Các tư liệu này sẽ dùng làm cơ sở lý luận và thực tiễn

phân tích thực trạng quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là thông tin chưa được xử lý, tổng hợp được thu thập qua các cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, lãnh đạo BHXH tỉnh Yên Bái, các doanh nghiệp và người lao động.

Phương pháp điều tra, khảo sát dựa trên phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra.

+ Thông tin thu thập:

+ Đối tượng khảo sát: chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Khi lựa chọn đối tượng điều tra tác giả lựa chọn ưu tiên là chủ doanh nghiệp, khi chủ doanh nghiệp vắng mặt thì tác giả lựa chọn cán bộ quản lý có chức vụ gần nhất với chủ doanh nghiệp.

+ Quy mô chọn mẫu: 150 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

𝑛 = 𝑁

1 + 𝑁 ∗ 𝑒2

Trong đó: n: cỡ mẫu

N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Do điều kiện thời gian có hạn nên trong luận văn tác giả sử dụng sai số 8%, theo tác giả đây cũng là con số khá vững chắc để đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0,08. Ta có N= 1902 doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn tỉnh n Bái. Thay vào cơng thức ta có n= 144 mẫu. Để đảm bảo tính khoa học và có ý nghĩa về mặt thống kê, tác giả đã tiến hành điều tra 150 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp chọn điều tra, phỏng vấn

STT Đối tượng điều tra Tổng số DN Số DN điều tra

1 Công ty TNHH 1119 90

2 Công ty CP 433 33

3 DN tư nhân 350 27

Tổng số 1902 150

(Nguồn: Tính tốn của tác giả theo cơng thức Slovin) + Nội dung khảo sát: đã được chuẩn bị thông qua bảng hỏi (Phụ lục

số 1)

+ Phạm vi khảo sát: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái + Thời gian khảo sát: Tháng 9-10/2019

+ Phương pháp điều tra mẫu: Điều tra trực tiếp cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện cho việc điều tra.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các thông tin đã thu thập được tiến hành tổng hợp phục vụ cho mục đích phân tích. Phương pháp được sử dụng để tổng hợp thông tin là phân tổ thống kê. Kết quả tổng hợp được sẽ được trình bày dưới hai hình thức là bảng thống kê và biểu đồ.

- Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vi của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua để đi tới kết luận.

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

2.2.3.1. Phân tích thống kê

- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu được sử dụng để mô tả các đặc trưng cơ bản của dữ liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2018.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính tốn các tỷ số, so sánh thông tin từ nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có những nhận xét chính xác về quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)