Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 103 - 106)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh

4.2.1. Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng

Cơ sở để xác định được số phải thu dựa trên 2 yếu tố khơng thể tách rời đó là số lao động và mức lương đóng BHXH. Việc quản lý lao động, quỹ lương nhằm đáp ứng mục tiêu thu đúng, thu đủ. Hàng năm đảm bảo số thu theo kế hoạch đã đề ra. Tăng trưởng nguồn quỹ BHXH.

- Quản lý đối tượng tham gia: Để quản lý chặt chẽ lao động thuộc

diện tham gia BHXH cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để thực nắm bắt được thông tin về các doanh nghiệp, số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH. BHXH tỉnh Yên Bái cần tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Yên bái phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan để làm cơ sở phối hợp với các cơ quan:

Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư:

Phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư để xác định được danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và những doanh nghiệp mới đăng ký hàng quý để làm cơ sở đối chiếu, phát hiện các đơn vị chưa tham gia để từ đó tuyên truyền vận động, yêu cầu đơn vị tham gia theo quy định của Luật BHXH.

Phối hợp nhằm xây dựng các chỉ tiêu về phát triển Bảo hiểm xã hội, tham mưu UBND trình HĐND tỉnh đưa chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm.

Phối hợp với Chi cục thuế tỉnh nhằm: Cung cấp danh sách các doanh

nghiệp ngoài nhà nước đang thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước để làm cơ sở xác định những doanh nghiệp đã tham gia BHXH trên địa bàn hay chưa tham gia để có biện pháp xử lý theo pháp luật; Phối hợp để thành lập các đoàn thanh tra liên ngành trong việc thu hồi nợ thuế, nợ BHXH để công tác đạt được hiệu quả hơn.

Đồng thời, BHXH các huyện, thành phố cần chủ động phối hợp với các cơ quan cùng cấp nhằm xác định, mở rộng đối tượng tham gia. Tham mưu UBND huyện chỉ đạo tới UBND cấp xã thực hiện rà soát, thống kê, định kỳ hàng quý lập, cung cấp danh sách các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. BHXH căn cứ trên danh sách đó để xác định được đối tượng thuộc diện tham gia để khai thác, mở rộng đối tượng.

+ Trên cơ sở những thơng tin có được về các đơn vị, thực hiện rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đó, tìm hiểu ngun nhân doanh nghiệp khơng hoặc chưa tham gia BHXH cho người lao động để vận động đơn vị tham gia. Nếu trường hợp doanh nghiệp có hoạt động, có sản xuất kinh doanh nhưng cố tình chống đối, từ chối tham gia BHXH, cần kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kiên quyết để tránh tiền lệ xấu: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án. Đồng thời, đối với những doanh nghiệp khơng cịn hoạt động thì đề xuất thu hồi giấy phép kinh doanh, và cơ quan BHXH cũng đưa ra khỏi danh sách,để tránh trường hợp phát sinh nợ ảo.

+ Tích cực phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm, đào tạo nghề, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp bời đây chính là biện pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia, giúp nuôi dưỡng nguồn thu BHXH lâu dài.

- Về quản lý mức đóng: Do đó quản lý tiền lương làm căn cứ đóng

BHXH cũng là một nội dung quan trọng cần tăng cường quản lý trong giai đoạn tiếp theo nhằm tránh thất thu quỹ BHXH. Để quản lý tốt mức đóng, cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

+ Hàng năm cơ quan BHXH phải rà sốt lại tồn bộ đối tượng đang tham gia, lập kế hoạch thu chi tiết, thống kê chính xác số lao động phải đóng theo các mức đóng khác nhau để từ đó có cái nhìn tổng quan về việc đăng ký mức lương làm căn cứ đóng BHXH của các đơn vị nhằm đưa ra kế hoạch kiểm tra cụ thể. Việc này tập trung thực hiện ở các đơn vị ngồi nhà nước, vì những đơn vị hành chính sự nghiệp thì đã có quy định cụ thể về hệ số lương, quy định nâng lương...... nên cơ quan BHXH cũng đã có căn cứ để kiểm tra được ngay trong quá trình đăng ký và điều chỉnh mức lương tham gia BHXH. Thực tế hiện nay ở BHXH Hà Tĩnh mới chỉ chú trọng đến đánh giá về số lao động tham gia, số tiền thu, số nợ chứ chưa chú trọng xem xét đánh giá về tiền lương đóng BHXH. Đây cũng lí do giải thích tại sao ở Hà Tĩnh nhiều lao động đang tham gia với mức đóng như vậy ở các đơn vị ngồi khu vực nhà nước.

Phối hợp với với các sở ban ngành: Sở tài chính, sở nội vụ, hội doanh nghiệp, chính quyền địa phương nhằm xác định danh sách các đơn vị không hưởng lương ngân sách nhưng được cấp có thẩm quyền phê duyệt trả lương theo thang, bảng lương của Nhà nước để có căn cứ theo dõi kiểm tra việc đóng BHXH của các đơn vị này; đồng thời phối hợp Chi cục thuế, cơ quan thẩm quyền để kiểm tra mức lương của các đơn vị ngoài nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)