Kiến nghị đối với bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 113 - 123)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị đối với bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái

- Việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tác động trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Do vậy, cơ quan BHXh cần chủ động tham mưu, định kỳ báo cáo tình, phản ánh những tồn tại, kiến nghị các biện pháp với cấp Ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách BHXH.

- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối làm việc. Cần loại bỏ những thủ tục hành chính

không cần thiết, những việc làm mang nặng tính hình thức, không có hiệu quả thiết thực, không phù hợp với thực tế hoặc chồng chéo gây cản trở cho hoạt động của đơn vị sử dụng lao động và người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người tham gia BHXH tiếp cận được với các chính sách BHXH nhanh chóng, nhằm phục vụ tối đa lợi ích cho người lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có biện pháp xử lý linh hoạt kịp thời đối với các đối tượng trốn tránh, nợ đọng BHXH.

KẾT LUẬN

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm đến việc thực hiện các chê độ chính sách BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Hệ thống BHXH của Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Yên Bái nói riêng không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển lớn mạnh công tác thu, chi, quản lý thu quỹ BHXH, giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Trong những năm qua, quản lý thu BHXH đã có nhiều thay đổi để nâng cao hiệu quả nhưng vẫn tồn tại một số những hạn chế cần khắc phục.

Trong nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh như đưa ra khái niệm về BHXH, cơ sở lý luận về doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nội dung quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đề tài cũng tìm hiểu và xem xét kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số địa phương trong cả nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh Yên Bái.

Từ những cơ sở lý luận đã được tác giả hệ thống, nghiên cứu tiếp tục xem xét đánh giá từ vấn đề lý thuyết vào thực trạng quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Xem xét thực trạng lập kế hoạch thu, thực trạng thực hiện quản lý thu và công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là căn cứ quan trọng để thấy được những ưu điểm và nhược điểm của quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Với thực trạng đã phân tích ở trên, kết hợp với mục tiêu và định hướng quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trường hợp trốn tránh, nợ đọng tiền đóng BHXH; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thu BHXH; Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các đối tượng và quỹ lương của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Cải cách thủ tục hành chính.

Với những đóng góp của mình, tác giả mong muốn đóng góp công sức của mình vào công tác quản lý thu BHXH tốt hơn nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BHXH BHXH tỉnh Yên Bái (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Yên Bái.

2. BHXH tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Yên Bái.

3. BHXH tỉnh Yên Bái (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Yên Bái.

4. BHXH Việt Nam (2003), Quyết định 722/ QĐ - BHXH ngày 26/5/2003 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc,

Hà Nội

5. BHXH Việt Nam (2011), Quyết định 1111/ QĐ - BHXH ngày 25/10/2011 ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội

6. BHXH Việt Nam (2015), Quyết định 959/ QĐ-BHXH ban hành 09/09/2015 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội

7. Dương Xuân Triệu, Nguyễn Văn Gia (2009), Giáo trình Quản trị bảo

hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2016, 2017, 2018, Yên Bái 9. Nghị định số 01/2003/NĐ-CP Hà Nội ngày 9/01/2003, sửa đổi bổ

sung Nghị định số 12/CP của chính phủ đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

10. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP Hà Nội ngày 22/12/2006, Nghị định chính phủ hướng dẫn một số điều Luật BHXH về BHXH bắt buộc. 11. Nghị định số 58/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 13/8/1998, Nghị định

chính phủ về quản lý thu BHXH

Bảo hiểm xã hội, Hà Nội

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội

14. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (2016-2018), Báo cáo tình hình

dân số, lao động, việc làm 2016, 2017, 2018, Yên Bái

15. UBND tỉnh Yên Bái (2016), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2016, Yên Bái

16. UBND tỉnh Yên Bái (2017), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2017, Yên Bái

17. UBND tỉnh Yên Bái (2018), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2018, Yên Bái

18. Văn bản số 2008/BHXH-PT ngày 27/8/2012 về việc tăng cường công tác thu BHXH, BHYT, đồng thời đề ra giải pháp thực hiện phát triển đối tượng, tăng cường thu và giảm nợ đọng

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Kính chào anh (chị), tôi là Học viên cao học trường Đại Học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý thu BHXH đối với các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái” nên rất cần

sự giúp đỡ của quý anh (chị). Rất mong quý anh (chị) giành chút thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây. Tôi xin cam đoan những nội dung trả lời của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và thông tin này chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích khác.

PHÂN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp: ………...………

2. Địa chỉ: ………...……….

3. Loại hình doanh nghiệp

………...……… Quy mô doanh nghiệp

………...……… 4. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

……… ………...……… 5. Người trả lời phỏng vấn:

PHÂN II. THÔNG TIN CẦN KHẢO SÁT

Câu 1: Xin anh (chị) vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu tích () vào ô mà anh (chị) cho là phù hợp nhất.

Có 5 mức ý kiến:

1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý.

STT Thang đo Mức độ hài lòng

I Vai trò của việc tham gia BHXH cho người lao động

1 2 3 4 5

1 Góp phần ổn định đời sống người lao động và gia đình họ khi đã hết tuổi lao động hoặc không đủ sức lao động, gặp rủi ro trong quá trình lao động. 2 Giúp gắn bó lợi ích giữa người lao động, người

sử dụng lao động đối với Nhà nước. 3 Góp phần thực hiện công bằng xã hội.

4 Góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội...

II Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Yếu tố về chính trị pháp luật

1 Khung pháp lý quy định về BHXH

2 Sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy đảng và chính quyền

Quy mô của doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp có quy mô nhỏ 2 Doanh nghiệp có quy mô vừa

STT Thang đo Mức độ hài lòng

3 Doanh nghiệp có quy mô lớn 4 Lợi nhuận của doanh nghiệp 5 Tiền lương của người lao động

Trình độ nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về BHXH

- Ý thức của người sử dụng lao động

1 Tuyên truyền về trách nhiệm khi tham gia BHXH

2 Nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH

3 Nhận thức về quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia BHXH

4 Nhận thức về quy định BHXH

5 Nhận thức về hình thức xử phạt khi trốn đóng, nợ đọng BHXH

- Nhận thức của người lao động

1 Tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia BHXH 2 Trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc đóng

BHXH

3 Khả năng tiếp cận với thông tin về BHXH

4 Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của BHXH

Nguồn lực của cơ quan BHXH

1 Nguồn nhân lực của cơ quanBHXH 2 Hệ thống thông tin của cơ quan BHXH 3 Cơ sở hạ tầng , kỹ thuật của cơ quan BHXH

Công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý của cơ quan chức năng với việc DN chấp hành luật BHXH

STT Thang đo Mức độ hài lòng

1 Thanh tra, kiểm tra thường xuyên về việc tham gia BHXH

2 Quy định về xử lý vi phạm BHXH

3 Thái độ và năng lực của cán bộ thanh tra, kiểm tra

4 Đánh giá khách quan, trung thực, chính xác

Công tác tuyên truyền, phổ biến về BHXH của cơ quan BHXH

1 Tuyên truyền, phổ biến thường xuyên về việc tham gia BHXH

2 Công tác tuyên truyền BHXH nhằm giúp cho đối tượng được tuyên truyền hiểu rõ quyền lợi và lợi ích của việc tham gia BHXH

3 Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú

4 Nội dung tuyên truyền phù hợp với định hướng cải cách chính sách BHXH

Câu 2. Số năm doanh nghiệp (anh/chị) tham gia đóng BHXH là: □ < 5 năm □ 5- 10 năm □ > 5 năm

Câu 3. Anh (chị) vui lòng cho biết những đánh giá của mình về quá trình quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp

Tiêu chí đánh giá Thang đo 5 cấp

1 2 3 4 5

Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu BHXH (1) Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thu (2) Các chế tài xử lý doanh nghiệp vi phạm BHXH (3) Thu hồi nợ đọng quỹ BHXH(4)

Ghi chú:

(1)Đánh giá theo 5 cấp: 1-Kém, 2-Trung Bình, 3-Khá, 4-Tốt, 5-Rất tốt. (2) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Kém, 2-Trung Bình, 3-Khá, 4-Tốt, 5-Rất tốt

(3) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất không hợp lý, 2-Không hợp lý, 3-Bình thường, 4-Hợp lý, 5-Rất hợp lý.

(4) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Thuận lợi, 2-Không có khó khăn,3- Bình thường, 4-Khó khăn, 5-Rất khó khăn.

(5) Đánh giá theo 5 cấp: 1-Rất không hợp lý, 2-Không hợp lý, 3-Bình thường, 4-Hợp lý, 5-Rất hợp lý.

Câu 5. Những ý kiến đóng góp của anh (chị) giúp tăng cường quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới?

... ... ... CHÚNG TÔI CHÂN THÀNH BIẾT ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH (CHỊ)!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 113 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)