Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 106 - 109)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh

4.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã

xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động

việc triển khai thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT (sửa đổi), trong thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCH trung ương khóa XII, Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể để nâng cao hiệu quả công tác triển khai, thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại địa phương. Phối hợp với các cơ quan truyền thông và các ngành liên quan nâng cao hiệu quả, đối mới phương thức tuyên truyền nhằm giúp người dân, doanh nghiệp, đơn vị hiểu đúng về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT để các đơn vị, cá nhân tự giác tham gia, chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền chính sách, pháp luật về BHXH theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW, thời gian tới các cơ quan, đơn vị nói chung, các cấp cơng đồn nói riêng cần tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các phương thức cơ bản trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật:

Một là, tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng trong toàn xã hội để

nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về BHXH cho mọi công dân. Để thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH theo phương thức này cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, trên sóng phát thanh, truyền hình, các pano, áp phích, tranh cổ động... Đặc biệt chú trọng tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện để mọi người dân hiểu và tự nguyện tham gia nhằm đạt mục tiêu lực lượng tham gia BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW đã đề ra.

- Đổi mới hình thức tuyên truyền và đa dạng hóa các nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tham gia. Ngoài các kênh tuyên truyền, phổ biến truyền thống, nên thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận,

phản hồi ý kiến của người lao động và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách, các quy định của pháp luật về BHXH.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thơng tin, tun truyền về chính sách BHXH từ Trung ương đến địa phương để mọi người dân biết, hiểu về quyền, lợi ích của BHXH và tự nguyện tham gia. Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ động phối hợp với BHXH Việt Nam và các đối tác liên quan để tăng cường kinh phí và đa dạng hóa các hình thức tun truyền, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền cổ động trực quan, pháp hành các loại tờ rơi, tờ gấp, sổ tay bỏ túi… đến người lao động.

- Đưa nội dung pháp luật về BHXH vào chương trình giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến tại các cơ sở đào tạo, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động mới.

- Mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động xây dựng luật BHXH để thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia góp ý xây dựng, thực hiện và giám sát theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Hai là, phương thức tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan thực thi

pháp luật về BHXH đối với những nhóm mục tiêu cụ thể, chủ yếu là hướng vào nhóm người sử dụng lao động và người lao động khác nhau.

- Chủ thể mà nhóm mục tiêu này hướng tới, bao gồm: Doanh nghiệp thuộc các khu vực, loại hình (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp liên doanh…), người lao động theo hợp đồng lao động, người lao động tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn, thành thị, lao động khu vực phi chính thức…

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến theo hình thức này cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như việc tham gia BHXH, các quy trình thực hiện đăng ký tham gia, nộp BHXH, thủ tục đề nghị hưởng và chi trả các chế độ BHXH.

- Để thực hiện được phương thức này cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công

chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực hiện pháp luật về BHXH nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với việc đầu tư kinh phí thỏa đáng và sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật về BHXH đầy đủ, tồn diện. Có như vậy thì các quy định của pháp luật BHXH mới có điều kiện thực thi trong thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)