Quản lý quá trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 69 - 75)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp

3.2.2. Quản lý quá trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội

3.2.2.1. Quản lý đối tượng thu

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là cơ sở để hình thành quỹ BHXH. Đối tượng tham gia BHXH ở đây bao gồm ngưởi sử dụng lao động và người lao động. Để quản lý các đối tượng này, cơ quan BHXH cần phải thống kê, quản lý và theo dõi toàn bộ số đơn vị sử dụng lao động và số lao động của từng đơn vị sử dụng lao động ngay từ khi đơn vị đăng ký tham gia, trong suốt quá trình hoạt động và đến khi sáp nhập, giải thể (nếu có).

Điều đáng chú ý là các đơn vị sử dụng lao động nhất là đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ln tìm mọi cách, mọi biện pháp để trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ buộc chủ sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH theo luật định, khơng những để có nguồn lực tài chính đảm bảo chi trả cho người lao động khi gặp rủi ro, mà cịn đảm bảo sự cơng bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội.

Quản lý và không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản và lâu dài của ngành BHXH nói chung và của BHXH tỉnh Yên Bái nói riêng. Thời gian qua, BHXH tỉnh Yên Bái đã kịp thời triển khai thực hiện các chế độ chính sách BHXH trên tồn địa bàn tỉnh theo quy định, tích cực phát huy năng động, sáng tạo trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; sử dụng nhiều biện pháp tích cực chủ động khảo sát số đơn vị sử

dụng lao động và người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cử cán bộ quản lý trực tiếp bám sát đơn vị sử dụng lao động để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH.

Theo số liệu báo cáo của cơ quan BHXH tỉnh Yên Bái, năm 2016 số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện 731.950 người, tăng 56.126 người so với cùng kỳ năm 2015. Năm 2017 tổng số đối tượng tham gia BHXH là 56.624 người đạt 100,5% kế hoạch giao. Trong đó: BHXH tự nguyện 3.213 người, BHXH bắt buộc là 53.411 người. Năm 2018 số người tham gia BHXH bắt buộc là 53.496 người, tăng 85 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,5% kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao, số người tham gia BHXH tự nguyện: 3.956 người, tăng 743 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 93,1% kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao.

3.2.2.2. Quản lý tiền thu

Theo quyết định số 959/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Quy định tỷ lệ trích BHXH như sau: Người sử dụng lao động đóng 18%, người lao động đóng 8%.

Mức tiền lương tham gia bảo hiểm đối với doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự quyết định nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định theo từng năm.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp theo lương quy định của thông tư 47/2015/TT- BLĐTBXH.

Như vậy đây chính là căn cứ để cơ quan BHXH cấp tỉnh quản lý trực tiếp các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn về mức đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

3.2.2.3. Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ

Căn cứ vào số lượng lao động tại doanh nghiệp, căn cứ vào tổng quỹ lương phải trả người lao động, căn cứ vào tỷ lệ quy định về mức đóng BHXH

bắt buộc với người lao động, BHXH tỉnh sẽ lập kế hoạch thu BHXH trong năm, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết tiền đóng BHXH. Doanh nghiệp sử dụng lao động tính tốn và nộp tiền đóng BHXH cho người lao động cho BHXH tỉnh, nơi quản lý bảo hiểm trực tiếp thông qua ngân hàng.

Bảng 3.3. Tình hình nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng nợ BHXH, BHYT, BHTN 33,5 24,223 15,127 -9,277 27,69 -9,096 -40.91 Tổng số thu 1207,5 1334,446 1487,457 126.946 10.51 153.011 11.47 Tỷ lệ nợ đọng (%) 2,7 1,82 1.02 -0.88 -0.8 Nợ BHXH 19,225 19,365 13,919 0,14 0.73 -5,446 -28.13

(Nguồn: BHXH tỉnh Yên Bái)

Theo số liệu báo cáo của BHXH tỉnh Yên Bái cho thấy tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2016 tổng nợ là 33,5 tỷ đồng, năm 2017 giảm 9,277 tỷ đồng tương ứng giảm 27,69% so với năm 2016, năm 2018 giảm 9,096 tỷ đồng so với năm 2017 và đạt mức 15,127 tỷ đồng. Trong khi đó tổng số thu của BHXH tỉnh có xu hướng tăng lên, chính vì vậy tỷ lệ nợ đọng có xu hướng giảm năm 2016 là 2,7%, năm 2017 giảm còn 1,82% và năm 2018 là 1,02% (thấp hơn 1,48% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao).

Trong tổng số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT, BHTN thì tổng tiền nợ BHXH luôn chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể: Năm 2016 nợ BHXH chiếm 57,39% tổng nợ, năm 2017 chiếm 79,95%, năm 2018 tăng 12,07 % so với năm 2017 và đạt mức 92,01%.

Thực tế cho thấy tình hình nợ BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết kịp thời. Do quy mơ của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh ít nên nhiều khi đến thời điểm đóng BHXH cho người lao động khơng có nên nợ tiền bảo hiểm, khi có tiền sẽ đóng cho cơ quan bảo hiểm. Các trường hợp nợ kéo dài và nợ khó địi,cơ quan bảo hiểm đã khoanh nợ báo cáo cấp trên và đưa ra chiến lược thu hồi trong dài hạn.

Với cơ chế quản lý chặt chẽ, các cán bộ tại BHXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện khá tốt quy trình quản lý nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Với các trường hợp cần đôn đốc, cán bộ bảo hiểm đã liên lạc với lãnh đạo đơn vị và trưởng phòng kế toán để xem xét kế hoạch trả nợ bảo hiểm, như thơng báo cho doanh nghiệp về tình hình nợ bảo hiểm. Nhiều trường hợp cán bộ bảo hiểm phải đến trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình nợ đọng BHXH cịn diễn ra ở một số doanh nghiệp gây bức xúc cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cũng như chính người lao động, ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội lâu dài.

Để quản lý đối với các đơn vị nợ, BHXH tỉnh tập trung chỉ đạo BHXH huyện rà soát, phân loại và quản lý nợ BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện theo dõi chặt chẽ diễn biến nợ, thực hiện quản lý nợ đối với các đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên tập trung tại tỉnh để có các biện pháp xử lý. Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Yên Bái đã tập trung mọi giải pháp để thu hồi nợ đọng, nợ lớn, nợ kéo dài tại các đơn vị sử dụng lao động cố tình dây dưa, chây ỳ, đã thành lập các tổ thu hồi nợ, phối hợp với sở LĐTB XH, Liên đoàn Lao động tỉnh thành lập Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, phối hợp với toà án nhân dân tỉnh, thành phố khởi kiện các đơn vị nợ đọng lớn ra Tòa án.

Trong năm 2016, BHXH Yên bái đã tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động tại 158 đơn vị vi phạm thu về 5,575 tỷ đồng. Năm 2017 , BHXH tỉnh Yên Bái đã thanh kiểm tra 138 đơn vị thu về 13,735 tỷ đồng, năm 2018 thanh kiểm tra 123 đơn vị thu hồi 8,832 tỷ đồng nợ đọng BHXH. Sau thanh kiểm tra các đơn vị tiến hành thực hiện trích nộp theo đúng biên bản đã cam kết, tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp vẫn chây ì, khơng thực hiện theo biên bản đã cam kết.

Để giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH, cơ quan BHXH tiến hành theo dõi danh sách 17 đơn vị sử dụng lao động đã khởi kiện (từ 2011-2015) để thu hồi số tiền nợ BHXH, đến ngày 31/12/2016 đã thu 10,281/11,553 tỷ đồng đạt 89%; tiếp tục đơn đốc các doanh nghiệp đã có quyết định của Tòa án nộp số tiền nợ đọng BHXH sau khi khởi kiện. Từ ngày 01/01/2016 theo quyết định của luật BHXH, việc khởi kiện do tổ chức Liên đồn, BHXH tỉnh đã có văn bản đề nghị Liên đồn lao động tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn cơng đồn cơ sở thực hiện trách nhiệm khởi kiện ra tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và người lao động bị xâm phạm. Năm 2017, BHXH tỉnh Yên Bái tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh nghiên cứu Luật để khởi kiện đơn vị nợ BHXH ra tòa án theo quy định. Tuy nhiên tổ chức Cơng đồn phản ánh lại do cịn vướng mắc cơ chế nên nhìn chung trong cả nước tổ chức cơng đồn chưa tiến hành khởi kiện được đơn vị nào vì vậy, đến thời điểm báo cáo tồn tỉnh chưa khởi kiện được đơn vị nào.

3.2.2.4. Tính lãi chậm đóng

Khi các doanh nghiệp nợ tiền BHXH bắt buộc thì số tiền này được cơ quan bảo hiểm tính lãi trên tổng số tiền nợ.

(ĐVT: Tỷ đồng)

Biểu đồ 3.2. Tiền lãi bảo hiểm xã hội

Trong những năm qua tiền lãi chậm đóng của các đơn vị sử dụng lao động có xu hướng tăng cụ thể: Năm 2016 tổng số lãi chậm đóng thu được là 1,7 tỷ đồng, năm 2017 tăng 0,886 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 đạt mức 2,670 tỷ đồng. Đây là do một số doanh nghiệp chây ì khơng chịu đóng BHXH như: năm 2017 Cơng ty cổ phần xi măng và Khống sản Yên Bái nợ 848 triệu đồng; Công ty TNHH Thiện Yên nợ 116 triệu đồng; Công ty TNHH du lịch thương mại Hồng Nhung nợ 547 triệu đồng. Đây là những công ty thường xuyên vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. BHXH tỉnh đã áp dụng các biện pháp thúc nợ các năm trước, tuy nhiên số tiền lãi có xu hướng tăng do các doanh nghiệp mới thành lập muốn giảm chi phí sản xuất nên đã nợ nhiều.

3.2.2.5. Truy thu bảo hiểm xã hội

Có nhiều trường hợp vi phạm các quy định về đóng BHXH của các doanh nghiệp sau khi tự khai báo hoặc bị các cơ quan phát hiện yêu cầu truy thu đối tượng này. Trong đó trên địa bàn tỉnh Yên Bái chủ yếu là thu hồi số tiền khám chữa bệnh BHYT sai quy định và truy thu tiền đóng thiếu, đóng sai BHXH.

0 1 2 3 2016 2017 2018 1.7 2.58 2.67 Thu lãi chậm đóng

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 3.3. Truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng vi phạm cần truy thu BHXH chủ yếu là các trường hợp lao động mới tại doanh nghiệp, những trường hợp này đang cần được doanh nghiệp xem xét về khả năng làm việc để tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn. Bên cạnh đó nhiều trường hợp đến thời hạn tăng lương nhưng phải đợi các đợt xét tăng lương, đối tượng này cũng được cơ quan bảo hiểm tiến hành truy thu BHXH. Cụ thể: Năm 2016 đã truy thu được 347.2 triệu đồng tiền đóng thiếu, đóng sai BHXH. Năm 2017 truy thu tiền đóng thiếu, đóng sai BHXH của 70 người lao động với số tiền trên 400 triệu đồng, năm 2018 BHXH tỉnh đã truy thu của 265 người lao động với số tiền 676,41 triệu đồng. Đối với các trường hợp vi phạm chủ yếu là công tác khai báo chậm, do doanh nghiệp cố tình hoặc do vấn đề về thủ tục hành chính trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)